10 thg 3, 2019

Tính đối xứng trong tác phẩm "Con đường mùa đông" của Puskin

Puskin - mặt trời vĩ đại của thi ca Nga. Tác phẩm của ông không chỉ hấp dẫn về nội dung mà nghệ thuật cũng đạt tới mức tinh xảo. Có thể nói : ở Puskin người ta tìm thấy con người Nga hoàn chỉnh nhất, tâm hồn Nga đẹp đẽ nhất. Đặc sắc về phong cách nghệ thuật nổi bất nhất của Puskin chính là sự hài hòa về nội dung và nghệ thuật, đó là sự hài hòa của một chỉnh thể động. Nhà phê bình Bielinsky từng nhận định: "trong thơ của Puskin bao giờ cũng có bầu trời nhưng bầu trời đó lúc nào cũng hòa với mặt đất..." Điều này đã chứng tỏ khả năng hóa giải những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng để đến với một kết cục bất ngờ nhưng lại vô cùng hoàn hảo. Sự hài hòa ấy thể hiện trên cả hai bình diện, nội dung và nghệ thuật và bằng một cách nào đó mà nhà thơ luôn có thể lồng ghép chúng vào với nhau tạo nên kết cấu đối xứng trong tác phẩm của mình. Bài thơ "Con đường mùa đông" là một ví dụ tiêu biểu cho sự sáng tạo của thiên tài Puskin.
  " Con đường mùa đông " là bài thơ được ra đời trong những ngày tháng nhà thơ bị đi đày ở phương Bắc xa xôi. Mùa đông năm 1826, tại Mikhailovskoie, nơi mà nhà thơ thường gọi là "mảnh đất cô đơn lạnh giá", Puskin đã sáng tác cả một chùm thơ về mùa đông. Có thể nói rằng, khoảng thời gian ở nơi này là mùa bội thu của Puskin, những tác phẩm được sáng tác ở thời điểm này nói chung và "Con đường mùa đông " nói riêng thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Puskin, đó chính là sự hài hòa đạt tới chuẩn mực của tính đối xứng trong sáng tác của Puskin.
  Tâm trạng bao trùm lên cả bải thơ là nỗi buồn. Một nỗi buồn nặng trĩu. Ứng với nó là sự vận động của cỗ xe tam mã, sự chuyển đổi trong tình cảm của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên đó là nỗi buồn không bi lụy. Nói như chính nhà thơ :" Tôi vừa buồn vừa thanh thản. Nỗi buồn của tôi sáng trong" (Trên đồi Gruzia, 1829). "Nỗi buồn sáng trong" ấy có được là do nhà thơ luôn ý thức được quy luật vận động của cuộc sống,luôn tìm đến những điểm tựa về cội nguồn (hình ảnh về thời thơ ấu, những lời ca dân gian, những con người bình dị..) và tiếp nữa là trái tim luôn tìm đến với hơi ấm tình người, những khát vọng sáng tạo không bao giờ tắt trong lòng mình.
  Tất cả những điều trên được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Với thơ, Puskin rất ít khi đặt tiêu đề. Nhưng với bài thơ này thì khác, nhan đề chính là một ẩn dụ, một "phát ngôn" đầu tiên cần được giải mã để tìm đến những tín hiệu nghệ thuật khác trong bài thơ dược theo kết cấu tuyến tính của nó. Bài thơ có tất thảy 7 khổ, viết theo thể thơ tự do, mạch thơ chuyển động theo trình tự không gian và thời gian giữa một đêm trăng mờ sương, trên một con đường mùa đông heo hút.
  Hình ảnh con đường gợi ra sự  chuyển động có hướng, đi cùng với đó là "mùa đông", một danh từ đóng vai trò bổ ngữ cho "con đường". Mùa đông nước Nga, tuyết phủ trắng xóa, lạnh giá, ảm đạm, đìu hiu, tất cả gợi nên nỗi buồn trong lòng con người. Một bên là nỗi buồn, một bên là sự vận động.  Vậy phải chăng  " Con đường mùa đông" không có nghĩa gì khác ngoài diễn tả sự vận đông của nỗi buồn, nhưng đó không phải là cách nhấn sâu hơn vào nỗi buồn mà là sự vượt thoát nỗi buồn của chủ thể. Sự vận động đó được miêu tả ra sao thì có lẽ chúng ta cần tìm ra những kết nối qua các tín hiệu hình ảnh, âm thanh trong bài thơ.

Câu chuyện Miệng đời

   Tôi dạy về ngôn ngữ. Và luôn có một câu hỏi: "Ngôn ngữ dùng để làm gì?". Hỏi vu vơ cho đời bớt ngơ. Đa số sẽ trả lời ngay là giao tiếp. Mục đích của giao tiếp vốn là trao đổi thông tin giữa người và người. Một thứ văn minh cấp cao mà chẳng loài vật nào hân hạnh có được điều đấy. Hoặc như cái trí tuệ siêu phàm của ta chưa hiểu được tiếng động vật cũng như vật không thể dịch ngôn ngữ của ta ra tiếng của loài nó.
  Nói về cái Miệng Đời thì thật là nhiều ngóc ngách. Mỗi người vốn có 1 cái miệng. Miệng để ăn, để uống, để nói và để... Các cụ ta hay nói câu "vạ miệng" hay "tội vạ tại miệng", "chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe",... Đời mà, có hàng vạn người, tương ứng với vạn vạn cái miệng. Chuyện thằng Chí Phèo chửi, người làng Vũ Đại cũng kệ nó, miệng nó, nó chửi, tai gần đó nó nghe. Vậy nên, miệng nói thỏa thích, chả thèm để ý bố con thằng nào.

    Có mỗi chuyện trai lấy vợ, gái lấy chồng thôi người ta cũng bàn tán nhau làng trên xóm dưới. Con ông này lấy chồng, thấy tổ chức đám to to, mời nhiều nhiều, đến hôm đám thì chưng ra nào là vàng ròng, vàng bốn số chín, vàng đeo tay, đeo cổ, đeo chân...thì cả làng ối giời, chúc nhà ông ấy tốt phúc lấy phải thằng giàu, chỉ nằm duỗi mà ăn. Rồi lâu lâu, thấy cô con gái ấy về, ăn dầm nằm dề ở nhà bố mẹ không về nhà chồng nữa thì cái Miệng thông tin ngay về thói lười làm, sướng không biết đường mà sướng của cô ta. Rồi con ông kia, học hành tử tế, ngoan ngoãn, chăm làm nhưng chưa chồng thì cái Miệng tha hồ phán xét đủ điều là học nhiều ngộ chữ, nói nhiều nên hâm, khó tính, khó chiều nên chả ai ưa. Lấy chồng nhà khá giả thì bảo tốt số, lấy chồng nhà bình thường thì bảo dại ngu, chưa lấy chồng thì bảo kén cá chọn canh, lấy rồi mà bỏ thì bảo có phước mà không biết hưởng. Chuyện của Đời, ai làm cho ai? mà Miệng của Đời nói dài không thôi.
   Tôi thường phản ứng cái thói ích kỉ, cá nhân, chỉ biết nghĩ đến cái sở thích của mình mà không biết đến tập thể của mấy bé học trò rất gay gắt. Bởi cho rằng, cái thế giới ta đang sống, không riêng của mình ta, không riêng là của ta, ta sống trong cái mạng nhện kết nối. Lợi ích của ta cũng sẽ có phần ảnh hưởng đến người khác, nên làm gì, nghĩ gì cần soi xét. 
    Cẩn trọng tới mức cầu toàn, tới mức phát cáu vì những sự lơ mơ, ngây thơ. Ấy vậy mà vẫn vạ miệng, vẫn luyên thuyên, vẫn chưa chắc được cái Miệng Đời ấy một lúc nào đó ứng ngay vào mình.
       Chuyện về cái Miệng mới nghĩ được đến thế.

Có lẽ là tình yêu!

   Viết những dòng này trong lúc tâm trạng thật ổn định để cho sau này có biến cố nào xảy ra thì sẽ không hối hận cho những ngày ta đã sốn...