10 thg 7, 2013

Tứ đại Mỹ nhân Việt Nam

   Nhắc đến cụm từ " Tứ đại mỹ nhân" thì hầu như ai trong số chúng ta cũng đều nhớ đến những mỹ nhân xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Trung Hoa xưa, ít ai có thể kể tên đầy đủ những mỹ nhân Việt Nam. Lịch sử Đại Việt cũng ghi tên nhiều mỹ nhân nhan sắc tuyệt trần và có nhiều ảnh hưởng đến sự hưng vong của các thời đại.
  Các sử gia Việt cũng bình chọn được bốn mỹ nhân tài sắc vẹn toàn và có ảnh hưởng nhất định đến sự hưng thịnh của các triều đại.
  Người đầu tiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam, Lý Chiêu Hoàng, hoàng đế thứ 9 của triều nhà Lý. Bà là con thứ của vua Lý Huệ Tông, sinh vào tháng 9 năm Mậu Dầu (1218), tên húy là Phật Kim, sau được phong làm Chiêu Thánh công chúa. Do vua Lý Huệ Tông không có con trai nên phải lập con gái thứ hai của mình là công chúa Chiêu Thánh làm thái tử rồi đi tu. Thân mẫu của bà là Trần Thị Dung (người sau này làm vợ của Trần Thủ Độ) và chị gái là Thuận Thiên công chúa. Cả hai chị em bà sau này đều làm hoàng hậu của Trần Thái Tông.

Năm Chiêu Hoàng lên 8 tuổi, Trần Thủ Độ đã cho cháu của mình là Trần Cảnh vào cung làm Chánh Thủ hầu hạ Lý Chiêu Hoàng. Hai người gần gũi và có tình cảm rất thân thiết. Lợi dụng thời cơ đó, Trần Thủ Độ đã một tay làm nên cuộc hoán đổi triều đại có một không hai trong lịch sử Việt. Sau khi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông), Chiêu Hoàng được phong làm Chiêu Thánh hoàng hậu, lúc đó bà chưa tròn 10 tuổi.
Tuy nhiên biến cố lại tiếp tục xảy đến với công chúa. Sau 12 năm lấy nhau, Chiêu Thánh hoàng hậu không sinh hạ được một mụn con nào ngoài thái tử Trần Vịnh bị chết non. Sau đó, Trần Thủ Độ đã ép nhà vua lấy chị gái của nàng là Thuận Thiên công chúa hiện đang mang thai 3 tháng là vợ của Trần Liễu (anh trai nhà vua). Nhà vua nhất quyết không chịu, bỏ lên núi đi tu. Nhưng sau đó, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung vừa khuyên giải vừa bắt ép, cuối cùng thì nhà vua cũng đồng ý lấy công chúa Thuận Thiên và phong làm hoàng hậu, phế Chiêu Thánh.
Năm 1258, sau khi đại thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, nhà vua đã gả Chiêu Thánh cho tướng quân Lê Phụ Trần ( tức Lê Tần). Bà sống với Lê Phụ Trần 20 năm sinh hạ được con trai là thượng vị hầu Tông, con gái là Ứng Thụy công chúa. Các sử gia sau này có chê trách vua Trần lấy vợ mình gả cho bầy tôi.
Trong dân gian còn lưu truyền câu ca về thân phận hẩm hiu của vị nữ hoàng duy nhất này:
"Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cảnh bán rao"


Người thứ hai được nhắc đến  là một vị công chúa của triều đại nhà Trần. Đó là An Tư công chúa. Nàng là một trong những mỹ nhân có nhiều những bí mật nhất của lịch sử Việt Nam.

 Là một công chúa của triều Trần song những thông tin về năm sinh, năm mất cũng như quãng đời sau khi bị gả cho quân Nguyên Mông của nàng không hề được ghi chép lại. Có thể nói đây là công chúa có số phận đáng thương nhất và dường như bị  lịch sử bỏ rơi. Nàng là con gái vua Trần Thái Tông, em gái của vua Trần Thánh Tông. Đầu năm 1285, quân Nguyên tiến đánh Gia Lâm, vây hãm thành Thăng Long. Để nghị hòa vua Thánh Tông đã gả công chúa An Tư cho Thoát Hoan (con trai của Hốt Tất Liệt) để quân ta có thời gian nghỉ ngơi chuẩn bị quân lực tiến công. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế mạnh của đối phương, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng, kể cả hoàng thân Trần Ích Tắc đều qui hàng. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của Nguyên, nhưng không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người dâng em gái út của mình cho tướng Thoát Hoan để tạm cầu hòa.
Sau, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải "chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy" để về nước.
Chiến thắng, các vua Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân.
Trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi: Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con. Người con gái họ Trần này có thể là công chúa An Tư, tuy nhiên chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều này.
 Mặc dù triều đại Trần và sử sách có lãng quên nàng song người đời sau vẫn luôn dành  sự kính trọng và cảm phục cho nàng công chúa kiều diễm mà bạc mệnh này. Khoảng trống về công chúa An Tư hy vọng người đời sau sẽ có thể giải đáp được.
  Tiếp theo là Huyền Trân công chúa. Bà sinh năm 1287, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái của vua Trần Anh Tông. Năm 1293, vau Nhân Tông thoái vị, nhưởng ngôi cho con trai là Trần Thuyên (tức vua Anh Tông) lên làm thái thượng hoàng, tu ở Yên Tử. 

Năm 1301, vua nhận lời mời của vua Chiêm Thành là Chế Mân sang chơi vương quốc. Nhà vua đã được đón tiếp nồng hậu và ra về có hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành, mặc dù lúc đó Chế Mân đã có chính thất hoàng hậu. Việc này bị cả triều đình phải đối. Song sau đó, nhiều lần Chế Mân sai người sang hỏi về chuyện cưới xin. Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý làm của hồi môn và vua Nhân Tông đã gả công chúa Huyền Trân về Chiêm Thành. Một năm sau, công chúa hạ sinh được hoàng tử Chế Đa Đa thì nhà vua băng hà. Theo tục lệ của người Champa thì sau khi vua chết thì hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu tự tuẫn. Sứ giả đem tin này về báo cho Anh Tông. Nhà vua đã cử tướng Trần Khắc Cung vượt biển sang cứu công chúa. Trần Khắc Cung đã bày mưu thành công cứu được công chúa trở về bằng đường biển. Nhưng cuộc hải hành này kéo dài hơn một năm mới trở về Đại Việt. Theo "Đại Việt sử kí toàn thư" của Ngô Sĩ Liên, trong thời gian này công chúa đã tư thông với Trần Khắc Cung. Dân gian còn thêu dệt nên những câu chuyện tình lãng mạn của đôi trai tài gái sắc này. Mặc dù vậy nhưng sau khi hồi cung, vua Anh Tông đã không chấp nhận mối tình này và công chúa phải theo di mệnh của Thượng Hoàng Nhân Tông đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn ( nay thuộc Bắc Ninh) có pháp danh là Hương Tràng. Bà mất vào ngày mồng 9 tháng riêng năm Canh Thìn (1340), dân quanh vùng thương tiếc tôn bà làm Thần Mẫu, lập đền thờ dưới chân núi Nộm Sơn. Các triều đại sau này đều phong bà là thần hộ quốc. Vua Gia Long sau này để đền ơn bà báo mộng đã phong cho bà là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần". Câu chuyện về Huyền Trân còn khá nhiều bí ẩn xung quanh cái chết và chuyện tình của bà, cùng với đó là những thần bí về nhiều lần hiển linh giúp nước. Có lẽ vì thế mà bà được xem như mỹ nhân đầu tiên của Đại Việt ta.
                               Đền thờ công chúa Huyền Trân ở Huế

  
 Mỹ nhân cuối cùng trong tứ đại mỹ nhân của Đại Việt là công chúa Ngọc Hân. Nàng là công chúa nhà Hậu Lê và cũng là Bắc Cung hoàng hậu của vua Quang Trung- Nguyễn Huệ. 

Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long . Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia LâmHà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.



Tháng 5 năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh"[2]. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.

  Vài ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là vua Lê Chiêu Thống.
Ít lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.
Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức [4]
Năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang Trung và Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số.



Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên ( hoặc Bùi Thị Nhạn ) lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.
Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Lễ bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Ngọc Hân cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am văn tập.[5]
  Và theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy thoái, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.



  Theo "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình, năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền [6] vì thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của bà). Ngày 16 tháng 7 năm 1804, bà cho an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia LâmHà Nội).
                                         

Không có nhận xét nào:

Có lẽ là tình yêu!

   Viết những dòng này trong lúc tâm trạng thật ổn định để cho sau này có biến cố nào xảy ra thì sẽ không hối hận cho những ngày ta đã sốn...