20 thg 12, 2013

Câu chuyện về nghề giáo

   Tôi là sinh viên sư phạm và mấy tháng nữa thôi, sau khi hoàn thành xong cái luận văn tốt nghiệp tôi sẽ chính thức trở thành nhà giáo. Sẽ và sắp được lũ trẻ gọi là cô, có những đồng nghiệp và được xã hội gọi là "thầy", rồi được người ta vinh danh là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Có hẳn một ngày kỉ niệm riêng, nhận hoa, nhận quà và lời chúc. Từng ấy thôi cũng đủ để hãnh diện với bản thân, đủ để thấy nỗ lực mình bỏ ra theo đuổi nhiều năm liền chẳng hề hoài phí. Ấy vậy mà từ lâu những cái thứ đó vừa là vinh quang mà cũng vừa nỗi đắng cay của những người thầy.
    Tôi không biết tôi có làm được một người thầy tốt không? nhưng có một điều chắc chắn là tôi sẽ đi đến cùng với nó. Mặc dù có những lúc tôi chán ghét, cảm thấy mình bị sỉ nhục khi chọn cái nghề này. Nhân nói về chọn nghề, lại nhớ. Chẳng hiểu thế nào tôi lại đam mê cái nghề này đến vậy. Vì mẹ tôi là cô giáo chăng? Vì thầy giáo tôi dạy trên bục giảng rất hay chăng? Vì nhiều cái lợi mà xã hội dành tặng ngành giáo chăng?????       Lần đầu tiên tôi thất bại. Vẫn quyết tâm quay trở lại dù học ở trường mới tôi cũng có nhiều cơ hội. Nhưng tôi quay lại để nuôi tiếp ước mơ đứng trên bục giảng, để nhìn mấy đứa học trò mắt to đáng iu. Và để tìm lại khoảng thời gian tôi đã đánh mất. Có một số chuyện thời đi học đáng lẽ không xáy ra thì có lẽ tôi cũng như người khác, có một thời để nhớ, để yêu. Nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng lắm đến tôi, chẳng qua là nhiều khi gặp lại người cũ, những kí ức không mấy tốt đẹp lại về...giá như đừng gặp...tự nhiên có ý muốn đi xa.... Cô giáo tôi nói "có phải vì muốn lấy chồng giàu em mới theo nghề giáo?",thầy giáo tôi bảo " chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", một cô giáo khác lại nói "em nên đổi nghề đi, xin làm sao được việc...", bạn tôi nghĩ " học như nó chỉ có vào được sư phạm thôi, những trường khác điểm cao chót vót sao vào được?" và đến một ngày bạn quát vào mặt tôi " hãy mang cái thứ ấy lên bục giảng của cậu, tôi muốn nói thế nào mặc tôi..."???? Từng ấy sự bẽ bàng nhưng tôi vẫn chọn nghề giáo.
   Dẫu biết, giờ thì người ta cho rằng chúng ta "tự sướng", tự phong nói mình là cao quí. Chúng ta dùng chỉ tiêu, dùng điểm số để chèn ép học sinh. Người ta cho rằng, ngày ngày chúng ta đến lớp với mớ kiến thức cũ kĩ xào đi, xáo lại và cuối cùng chẳng để làm gì cho đời. Rồi đến những ngày lễ tết, học sinh, phụ huynh đến với chúng ta mà lòng lo lắng không biết món quà có hợp ý cô hay không? hẳn sẽ giật mình nếu như nhà chúng ta bày biện khang trang, đặt nhiều gói quà...rồi học sinh sẽ gọi chúng ta là "bà này, bà nọ". Mặc dù, chúng ta còn kém xa tuổi mẹ chúng. Học sinh sẽ rỉ tay nhau. Học cô này cho điểm cao, học thầy này khắt khe lắm...và mỗi lần đến kì thi, học sinh tấp nập đến nhà thầy ôn, sinh viên chụm nhóm đến nhà thầy nói chuyện. Mỗi lần con em học trường Tài Chính nói em lại đi hối lộ đây mà mình cảm thấy như nó đang cười nhạo mình. Đắng quá! Còn gì nữa nhỉ? À mình phải xăm xắn đến trường, đon đả chào hỏi, qua lại chỗ này chỗ kia với các đồng nghiệp, đi thì nhìn dáng, nói nhìn nét mặt, ngồi phải chọn chỗ...Kể mà liệt kê thì có đến mấy trang giấy.
   Mấy ngày cuối cùng thời sinh viên, khao khát đến lớp. Thầy giáo vẫn chỉ có bộ quần áo như vậy, thầy đi xe buýt, gặp học sinh lúc nào thầy cũng tươi cười...cô giáo lúc nào cũng nhỏ nhẹ, trên lớp chứ ra ngoài là khác tay học trò cùng bước lên giảng đường, 5 tiết, cô mệt nhoài mà trò còn nài cô lại giảng thêm, cô vừa giảng vừa thở...trò ốm, cô hỏi thăm, cô nắm tay xem hết sốt chưa? thầy hay đùa sao ăn mãi chẳng nhớn vậy?...tất cả mọi thứ ở đây sao thân thương đến vậy. Sau tất cả sự lựa chọn, nơi đây có lẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất của tôi. Dù cho chọn lại tôi vẫn chọn nơi này. Được học với những người bạn chân thành, thầy cô tôi nhiệt tình và giản dị...dù hơi muộn nhưng vẫn cảm thấy rất bình yên khi ở nơi đây.

    Thế nhưng, cái danh xưng "thầy" giờ đây dường như quá là bừa bãi. Người ta vin vào cái câu " một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy"; ai cũng có thể thành thầy, cũng có thể đứng trên bục giảng, cũng có thể được gọi là cô, là thầy....chúng ta đã quá dễ dãi, quá nhân nhượng cho những sai sót nhỏ và rồi chính chúng ta làm vấy bẩn cái danh xưng mà xã hội đã dành tặng cho những người thầy. Những con người không bằng cấp, không được đào tạo tử tế, chẳng biết bằng cách nào đó người ta chen được chân vào trường học, những người vốn không đủ phẩm chất nhưng vẫn được chấp nhận là thầy, những người là thầy mà không giữ nổi mình vẫn làm thầy...chỉ chừng đó thôi, cái xã hội kia, người ta đang chửi rủa chúng ta, đang bài xích chúng ta. Giáo viên mắng học sinh, học sinh lập tức ghi âm và cho lên mạng, giáo viên chấm sót ý, phụ huynh gọi báo chí đến làm việc...Từ chỗ người ta sợ đến chỗ người ta khinh, người ta còn quí trọng người thầy? Hẳn mỗi bên đều có lỗi. 
    Lẽ thường "tiếng xấu đồn xa", vết nhơ đó hẳn sẽ chẳng xóa được. Nhớ ngày trước, những bộ quần áo cũ của tôi, mẹ thường cất giữ cẩn thận. Mẹ bảo cho học sinh mẹ mặc, chúng nó chỉ có một bộ quần áo...chuyện kể chị tôi lên tận vùng núi xa xôi nước không có mà dùng mà ngày nào cũng lặn lội vào bản động viên học sinh đến lớp...thầy tôi đã già mà ngày nào cũng mấy cuốn sách, nghiên cứu và giảng giải, ông tôi lúc nào cũng ủng hộ cháu hết mình, nếu có thể thì hãy đi đến nơi nào cần giáo viên nhất, bà tôi nhìn âu yếm: nhỏ thế làm cô giáo tốt nhé...Tối đi dạy thêm, học trò một tiếng cô, hai tiếng cô nghe mà thấy thích...Chừng này chắc không đủ sức đề kháng mà chống lại bụi bẩn ngoài đường, nhưng sẽ cố gắng. Trong khi người ta nghếch mũi lên khịt khịt như loài chuột, dùng mắt chim điêu mà săm soi xét nét...ta cứ sống, cứ ương bướng như loài ngựa, chỉ đi thẳng.
Và tôi cũng chẳng cần anh. Một người tôi đã từng gửi rất nhiều vào đó những giấc mơ, những yêu thương, sự quan tâm, người đã làm cho tôi biết thế nào là đau khổ, thế nào là nhớ mong...đúng là tôi mắc bệnh lầm tưởng. Nhưng tôi không cần sự thương hại của anh. Anh cũng đừng áy náy về tôi. Tôi vẫn sống tốt, hoàn thành tốt cái vai diễn mà tôi được ông trời phân công. Dù ai nói gì, gì anh có khinh bỉ cái nghề này. Đối với tôi điều đó không còn quan trọng nữa. Cái tôi cần, không phải là một người yêu để nũng nịu, dựa dẫm. Hơn hết tôi cần một tri âm trong cuộc đời này. Mà tri âm của tôi chính là cái nghề này. Tôi yêu nó mất rồi!

Câu chuyện về ngôn ngữ và người học Văn

Câu chuyện bắt đầu từ câu thơ (chẳng ai biết là ai làm, chẳng ai biết nhận định từ đâu), người ta tán tụng nhau như thế này:
"Người khoa văn nhân hậu lắm
Người yêu văn nhân hậu nhiều
Cha mẹ dặn con sau này lớn
Chọn người khoa ấy mà yêu"
   Nói không chừng, có thể là một lời nói ong bướm của ai đó phải lòng dân Văn (suy đoán mang tính cá nhân hết sức). Cơ mà từ khi có cái câu này cũng có nhiều cái lầm tưởng mang tên "xã hội". Người ta cho rằng dân Văn khéo léo. Khéo léo thì có. Nhiều người cũng có nhiều tài lẻ này nọ. Sống biết chừng mực, hòa thuận, lời nói thì nho nhã, dễ nghe. Tựu chung chỉ trừ những ai bộ máy phát âm không thanh cho lắm thì tiếng nghe rè rè, chứ từ trai đến gái khoa Văn đều nói năng nhỏ nhẹ, giọng thanh thoát, truyền cảm, êm tai.
   Nhưng giờ người ta ít nói đầy đủ là khéo léo mà chỉ nói từ khéo để người nghe muốn hiểu thế nào thì tùy. Khéo à? mồm miệng dẻo? chân tay dẻo? cung cách cũng dẻo? nhưng nhiều người lại biểu thị hơi lố (từ của ngôn ngữ tuổi teen bây giờ). Người xưa có câu "trăm vạ tại miệng". Trời vốn sinh cái dân học văn có cái miệng lanh lợi nhưng nhiều người lại biến nó thành "nanh nọc". Nói những điều không đáng nói, chõ vào những chỗ không đáng chõ. Thành ra, nghe cái giọng thì hay nhưng mà tiết lọc từng câu từng chữ xem tin nổi câu nào? không tin câu nào? tin vào ai? thấy sống khổ quá trời! cùng được gọi là con người , sao có lúc thấy cô đơn ghê gớm. Nói thực lòng người ta lại cứ nghĩ mình ẩn nọ ý kia. Người đối diện luôn có cảm giác phòng bị sẵn sàng. Nếu lỡ có gì động chạm là tá hỏa, hét ầm ĩ, thậm chí còn mang nhau ra mà trì chiết. Tựu chung là người ta cứ nghĩ, dân Văn nhà mình học nhiều chữ, lúc nào cũng mang chữ ra mà dọa người, nên người ta phòng cũng đúng. Thấy cũng hơi tủi phận. Dẫu rằng có vậy, nhưng một khi đã là bạn bè thì cũng không nên xem thường nhau như vậy.
  Lại nói đến chuyện dùng chữ, trích thơ. Chẳng qua là học nhiều, đọc nhiều nên thấy lời hay, lời đẹp mà nhớ. Nhớ rồi vận dụng vào câu, vào từ mình nói thường ngày, lâu rồi thành thói quen. Lâu lâu gặp bè bạn, ngồi tán chưa được mấy câu đã bị cho là ra oai lắm chữ. Lại khổ cái thân. Có miệng cũng không được nói những điều mình nghĩ mà cũng không thể nói theo cách của mình. Nghĩ lại khổ quá trời.  Đến trường, gặp những người như mình thì không sao. Về nhà, bất chợt nảy ra ý gì đó hay ho quanh đi, quẩn lại chẳng nói được với ai.Có nói cũng chẳng hiểu. Thành thử cứ thui chột dần. Con người đúng là khó tìm được tri âm. Nếu cả cuộc đời này không có được một người như vậy thì đúng là sống phí mất rồi. Ai đời bạn bè thắc mắc : tại sao cậu phải dùng từ đó? tại sao cậu phải nói như thế? tại sao lại dùng thuật ngữ đó cho một đứa học kinh tế???? đủ các câu tại sao này nọ??/ học xong, trở về chắc chả nói được với ai.
 Đôi lúc cũng chẳng biết phải làm sao. Cứ gặp ai nói sai là lại phải chữa. Cái đó không thể nói là vậy. Phải nói là thế này cơ. Chúng ta đã dùng sai bản chất từ rồi. À, sao lại đưa cô giáo một tay, phải đưa hai tay chứ. Con à, không được nói với ông bà như vậy. Em à, ăn cơm phải gắp mời ông, bà trước chứ...đủ thứ lễ nghĩa mà không thực hiện đúng thì không chịu được. Cho rằn bệnh nghề cũng đúng. Ở trường thầy cô cũng nói chuyện đó, câu chuyện mấy đứa chơi thân với nhau cũng nói những chủ đề đó. Chẳng nói gì về giá vàng hay ngoại tệ dao động mà lại bàn nhiều hơn về lối sống học đường, rồi lại trăn trở, làm thế nào cho học sinh tốt hơn.... Thế rồi, một ngày kia những câu như thế này sẽ làm bạn choáng.."Cậu mang cái đó về lớp của cậu mà nói, tôi không cần cậu dạy, tôi nói thế nào là việc của tôi, sai cũng là việc của tôi..." thấy mình đang dần dần làm mất đi những người bạn... Cơ mà tìm một người nói chuyện sao khó khăn vậy? Nhiều lúc thấy chữ nhiều mà bất lực...
 Đời có vô số người. Đồng loại nhiều vô kể mà lạc lõng, lẻ loi, cô đơn ghê gớm....

Câu chuyện số 5: Bố Mộc đi công tác

Bố Mộc đi công tác. Mộc đi học về, không thấy bố đâu. Mộc hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, bố đi đâu rồi?
Mẹ Mộc đùa:
-Bố đi chơi với cô Thủy rồi, Mộc chẳng ở nhà giữ bố.
Mộc nhăn mặt:
-Không đ..âu..
- Thế Mộc gọi cho bố đi.
Mộc chạy lại bàn, nhấc điện thoại, bấm loạn xạ. Đầu dây bên kia một giọng phụ nữ trả lời. Mộc ngơ ngác;
- Ơ! gọi cho bố mà cô nào cứ nói đấy...
Mộc dập máy chạy ra mách mẹ:
- Mẹ ơi, bố đi với cô tổng đài rồi...bố hư thân
Mẹ Mộc......

Câu chuyện số 4 : Buổi tối nhà Mộc

Dạo này Mộc rất hiếu động. Tối đến thường chạy khắp phòng nọ phòng kia trêu hết người này người khác. Mục đích duy nhất của Mộc là trốn ngủ sớm. Mẹ Mộc  thường bắt Mộc đi ngủ sớm để còn xem chương trình của mình. Mộc chạy sang phòng chị Thảo (chị Mộc mới lên)
-Chị Thảo ơi, Mộc ngủ với chị Thảo nhé! Chị Thảo cho Mộc mượn điện thoại đi...Chị Thảo bật cho Mộc chơi đi...Chị Thảo cầm cho Mộc chém nhé...chị Thảo cầm nốt bình sữa cho Mộc đi...(vô cùng nhiều yêu sách)
Chị Thảo bực mình đuổi Mộc về. Mộc chạy sang phòng Yến. Mẹ Mộc gọi
_ Mộc , mọi người đi ngủ rồi, Mộc về đi, cho Yến học
_ Để Mộc xem Yến Mít có học không đã nhé.
Mộc hé cửa...
- À Yến Mít học rồi.
Mẹ Mộc lại cằn nhằn:
- Mộc về ngủ thôi, không mẹ đóng cửa phòng đấy
Mộc chẳng để ý đến mẹ.
- Thì Mộc ngủ cùng với anh Nhọ cơ...
Nói chung là cứ để Mộc chạy mệt thì tức khắc Mộc quay về phòng ngủ thôi.

Có lẽ là tình yêu!

   Viết những dòng này trong lúc tâm trạng thật ổn định để cho sau này có biến cố nào xảy ra thì sẽ không hối hận cho những ngày ta đã sốn...