10 thg 3, 2019

Tính đối xứng trong tác phẩm "Con đường mùa đông" của Puskin

Puskin - mặt trời vĩ đại của thi ca Nga. Tác phẩm của ông không chỉ hấp dẫn về nội dung mà nghệ thuật cũng đạt tới mức tinh xảo. Có thể nói : ở Puskin người ta tìm thấy con người Nga hoàn chỉnh nhất, tâm hồn Nga đẹp đẽ nhất. Đặc sắc về phong cách nghệ thuật nổi bất nhất của Puskin chính là sự hài hòa về nội dung và nghệ thuật, đó là sự hài hòa của một chỉnh thể động. Nhà phê bình Bielinsky từng nhận định: "trong thơ của Puskin bao giờ cũng có bầu trời nhưng bầu trời đó lúc nào cũng hòa với mặt đất..." Điều này đã chứng tỏ khả năng hóa giải những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng để đến với một kết cục bất ngờ nhưng lại vô cùng hoàn hảo. Sự hài hòa ấy thể hiện trên cả hai bình diện, nội dung và nghệ thuật và bằng một cách nào đó mà nhà thơ luôn có thể lồng ghép chúng vào với nhau tạo nên kết cấu đối xứng trong tác phẩm của mình. Bài thơ "Con đường mùa đông" là một ví dụ tiêu biểu cho sự sáng tạo của thiên tài Puskin.
  " Con đường mùa đông " là bài thơ được ra đời trong những ngày tháng nhà thơ bị đi đày ở phương Bắc xa xôi. Mùa đông năm 1826, tại Mikhailovskoie, nơi mà nhà thơ thường gọi là "mảnh đất cô đơn lạnh giá", Puskin đã sáng tác cả một chùm thơ về mùa đông. Có thể nói rằng, khoảng thời gian ở nơi này là mùa bội thu của Puskin, những tác phẩm được sáng tác ở thời điểm này nói chung và "Con đường mùa đông " nói riêng thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Puskin, đó chính là sự hài hòa đạt tới chuẩn mực của tính đối xứng trong sáng tác của Puskin.
  Tâm trạng bao trùm lên cả bải thơ là nỗi buồn. Một nỗi buồn nặng trĩu. Ứng với nó là sự vận động của cỗ xe tam mã, sự chuyển đổi trong tình cảm của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên đó là nỗi buồn không bi lụy. Nói như chính nhà thơ :" Tôi vừa buồn vừa thanh thản. Nỗi buồn của tôi sáng trong" (Trên đồi Gruzia, 1829). "Nỗi buồn sáng trong" ấy có được là do nhà thơ luôn ý thức được quy luật vận động của cuộc sống,luôn tìm đến những điểm tựa về cội nguồn (hình ảnh về thời thơ ấu, những lời ca dân gian, những con người bình dị..) và tiếp nữa là trái tim luôn tìm đến với hơi ấm tình người, những khát vọng sáng tạo không bao giờ tắt trong lòng mình.
  Tất cả những điều trên được thể hiện ngay ở nhan đề bài thơ. Với thơ, Puskin rất ít khi đặt tiêu đề. Nhưng với bài thơ này thì khác, nhan đề chính là một ẩn dụ, một "phát ngôn" đầu tiên cần được giải mã để tìm đến những tín hiệu nghệ thuật khác trong bài thơ dược theo kết cấu tuyến tính của nó. Bài thơ có tất thảy 7 khổ, viết theo thể thơ tự do, mạch thơ chuyển động theo trình tự không gian và thời gian giữa một đêm trăng mờ sương, trên một con đường mùa đông heo hút.
  Hình ảnh con đường gợi ra sự  chuyển động có hướng, đi cùng với đó là "mùa đông", một danh từ đóng vai trò bổ ngữ cho "con đường". Mùa đông nước Nga, tuyết phủ trắng xóa, lạnh giá, ảm đạm, đìu hiu, tất cả gợi nên nỗi buồn trong lòng con người. Một bên là nỗi buồn, một bên là sự vận động.  Vậy phải chăng  " Con đường mùa đông" không có nghĩa gì khác ngoài diễn tả sự vận đông của nỗi buồn, nhưng đó không phải là cách nhấn sâu hơn vào nỗi buồn mà là sự vượt thoát nỗi buồn của chủ thể. Sự vận động đó được miêu tả ra sao thì có lẽ chúng ta cần tìm ra những kết nối qua các tín hiệu hình ảnh, âm thanh trong bài thơ.

Không có nhận xét nào:

Có lẽ là tình yêu!

   Viết những dòng này trong lúc tâm trạng thật ổn định để cho sau này có biến cố nào xảy ra thì sẽ không hối hận cho những ngày ta đã sốn...