5 thg 3, 2014

Nhạc tính trong thơ ca chống Mỹ

Nhạc tính trong thi ca chống Mỹ
       Văn học là thư kí trung thành của lịch sử. Mọi biến động dù lớn hay nhỏ cũng được các nhà văn thức thời, nhanh chóng chuyển tải vào các tác phẩm.Văn học cách mạng Việt Nam được coi như một cuốn “biên niên sử” về cuộc chiến tranh cứu quốc nhiều gian lao nhưng cũng lắm huy hoàng. Và góp một phần vào thành công ấy không thể không kể đến thơ ca thời chống Mỹ.  Nói như nhà thơ Hữu Thỉnh:“Không có sách chúng tôi làm ra sáchChúng tôi làm thơ ghi lại cuộc đời”      Thơ là hình thức văn học đầu tiên của nhân loại, có cội nguồn từ hoạt động tế lễ, ma thuật thời nguyên thủy, gắn liền với nhảy múa âm nhạc và hội họa. Vậy có nghĩa là trong thơ ban đầu đã có nhạc. Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc và sức cảm nhận nhanh chóng này tương tự như hiệu ứng của việc xem phim và nghe âm nhạc trong phim hòa quyện với nhau cùng một lúc. Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc.
    Tính nhạc trong thơ là một cách để làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc và sức cảm nhận nhanh chóng này tương tự như hiệu ứng của việc xem phim và nghe âm nhạc trong phim hòa quyện với nhau cùng một lúc. Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Chính sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm người viết muốn truyền đạt, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính âm nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ láy diễn tả âm thanh như “rì rào”, “vi vu”, “ầm ầm”, “lanh canh”, “ào ào”, “ồn ã”. v.v... Có lẽ vì thế việc làm thơ nhiều khi tương tự như việc làm toán, hoặc việc bài binh bố trận trong quân sự, mà bài toán hay kẻ thù phải chinh phục chính là cảm xúc của họ, và câu chữ hoặc từ là phép toán hay lực lượng quân đội mà họ có. Người làm thơ phải nhanh chóng tìm ra phương pháp biểu tả tình cảm của mình dưới một hình thức cô đọng, hợp lý, với một số lượng từ rất nhỏ. Để lùng tìm những câu, chữ, từ, nghĩa nhanh chóng, người làm thơ thường phải kinh qua một quá trình luyện tập lâu dài, bằng cách đọc sách, học cách biểu tả tình cảm của mình bằng những câu chữ ngắn gọn, đồng thời có cảm quan nhạy bén với ngữ nghĩa của từ được dùng. Thơ còn đòi hỏi tính phân tích các từ nghép và cô đọng từ. Chính vì thế, nhiều khi do làm thơ, người làm thơ dễ rơi vào tình trạng liên tưởng giữa từ của nghĩa này sang từ của nghĩa khác. Khi được dùng trong thơ, người ta còn gọi là sự "chơi chữ".
    Thơ chống Mỹ đánh dấu sự xuất hiện và bước trưởng thành mới của một thế hệ các nhà thơ mới. Chính trong cuộc chiến ác liệt ấy chúng ta lại có thêm những con người tài ba, những thi phẩm theo cùng năm tháng.Ngoài hiện thực ngồn ngộn trong từng câu chữ, ngoài những triết luận đời sống và những hình ảnh biểu tượng…trong thơ chống Mỹ. Vấn đề mà tôi muốn nói đến đó là một vấn đề liên quan đến mảng nghệ thuật thơ:đó là “tính nhạc trong thơ chống Mỹ”. Không có thời kì nào mà số lượng thơ lại nhiều như thời kháng chiến và không có giai đoạn nào thơ ca được phổ nhạc nhiều như thơ chống Mỹ. Ắt hẳn chúng ta đều rất quen thuộc với những nhạc phẩm như:Vàm Cỏ Đông” (thơ Hoài Vũ, nhạc Trương Quang Lục), “Ngọn đèn đứng gác” (thơ Chính Hữu, nhạc Hoàng Hiệp), “Đường ra mặt trận (thơ Chính Hữu, nhạc Huy Du), “Tháng ba Tây Nguyên” (thơ Thân Như Thơ, nhạc Văn Thắng), Bước chân trên dải Trường ơn (thơ Nguyễn Đăng Thục - Tào Mạt, nhạc Vũ Trọng Hối), “Lá đỏ” (thơ Nguyễn Đình Thi, nhạc Hoàng Hiệp ), “Bóng cây kơ-nia” (thơ Ngọc Anh, nhạc Phan Huỳnh Điểu), “Hạt gạo làng ta” (thơ Trần Đăng Khoa, nhạc Trần Viết Bính), “Em bé Bảo Ninh” (thơ Nguyễn Văn Dinh, nhạc Trần Hữu Pháp”, “Cô gái vót chông” (thơ Môlôyclavi, nhạc Hoàng Hiệp), “Cùng anh tiến quân trên đường dài” (thơ Xuân Sách, nhạc Huy Du), “Đất quê ta mênh mông” (thơ Dương Hương Ly, nhạc Hoàng Hiệp), “Đêm hành quân nhớ Bác” (thơ Nguyễn Trung Thu, nhạc Huy Du), “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” (thơ Phạm Tiến Duật, nhạc Hoàng Hiệp)…
     Nhưng vấn đề của chúng ta không phải đi chứng minh trong thơ có nhạc, bởi lẽ điều hiển nhiên này ai cũng biết. Có điều tùy vào sự khéo léo của các nhà thơ nhạc tính được đưa vào nhiều hay ít. Người Việt ưa tình, thích làm thơ nên dễ cảm nhận. Sự diệu kì là chỉ có 7 nốt : đồ, rê, mi…mà làm nên muôn vàn bản nhạc. Tính nhạc trong thơ được tạo bởi nhiều yếu tố nhưng hàng đầu vẫn là thanh điệu, việc sử dụng thể thơ tự do với những dụng ý nghệ thuật cũng góp phần không nhỏ trong việc hòa tấu những bản nhạc. Cái chúng ta cần tìm bây giờ chính là tên gọi của những bản nhạc ấy và giải thích vì sao các thi nhân lại tạo ra những bản nhạc đó trong thi phẩm của mình?1.Thơ chống Mỹ_bản anh hùng ca một thời để nhớ       Đây là âm hưởng đầu tiên, âm vang của thời đại và là âm điệu chủ đạo và rộn ràng nhất trong mảng thơ kháng chiến chống Mỹ. Âm điệu này không chỉ có riêng trong thơ chống Mỹ mà chúng ta đã gặp từ trong những sáng tác trước đó.Điều đáng kể đó là tiếu tấu nhanh, dứt khoát, với việc sử dụng nhiều thanh trắc mang lại hiệu ứng âm thanh mới mẻ cho thơ chống Mỹ. Âm hưởng ấy xuất phát từ sức trẻ. Những người thanh niên ra đi khi đó hơn một nửa là trí thức, họ là các văn nghệ sĩ, những sinh viên vẫn còn ấp ủ những “tiếng ve màu đỏ/Cháy trong vòm cây”. Rời ghế nhà trường họ ra đi với bản hùng ca:
“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn  Hai đứa ở hai đầu xa thẳm  Ðường ra trận mùa này đẹp lắm  Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây” (Trường Sơn đông, Trường Sơn tây_Phạm Tiến Duật)      Họ hòa nhập vào không khí chiến trường, ra đi với những khát khao của tuổi trẻ. Có lẽ, chính cái không khí thời đại ấy đã tạo nên những con người sôi nổi đến vậy. Họ đi đánh trận mà rừng Trường Sơn đẹp như ngày hội.Trong con mắt của những người lính trẻ, chiến tranh là lý tưởng của họ. Các nhà thơ họ tư huy bằng hình ảnh, lấy thơ để biểu lộ hình ảnh và hình ảnh trở thành điểm tựa cho thơ. Bản anh hùng ca được tạo nên bởi những hình ảnh hùng vĩ, mang đậm chất sử thi. Đó là hình ảnh tiểu đội xe vận tải Trường Sơn với đặc điểm “không kính”“Ung dung buồng lái ta ngồiNhìn đất,nhìn trời,nhìn thẳngNhìn thấy gió vào xoa mắt đắngThấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa như ùa vào buồng lái…” (Tiểu đội xe không kính_Phạm Tiến Duật)Nhịp thơ ngắn 2/2/2, 3/1/3,3/1/2/2....dồn nén cảm xúc, tạo nên những cao trào cho bản hành khúc. Và những anh lính xe tăng hồn nhiên, tinh nghịch nhưng khi chiến đấu thì tinh thần cao độ, gắn kết:“Năm anh em trên một chiếc xe tăngNhư năm bông hoa nở cùng một cộiNhư năm ngón tay trên một bàn tayĐã ra trận thì năm người như một”  (Năm anh em trên một chiếc xe tăng_Hữu Thỉnh) Một Trường Sơn ngập tràn lá đỏ hay ngập tràn tình yêu?“Gặp em trên cao lộng gióRừng Trường Sơn ào ào lá đỏ” (Lá đỏ_Nguyễn Đình Thi)
đó cũng là hình ảnh Trường Sơn hùng vĩ được ví như bóng hình của Bác:“Đường Trường Sơn mang bóng hình của BácĐường Trường Sơn chúng cháu dồn chân bướcCon đường của Bác đã đi qua…” (Đêm Trường Sơn nhớ Bác_Nguyễn Trung Thu)
sự hoành tráng, hùng vĩ của hình ảnh cũng góp phần tạo nên những dư âm mãnh liệt cho cuộc hành quân. Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, được tiếp nhận theo thời gian và cũng trôi đi theo thời gian. Không tinh nhạy như thị giác, nhưng qua âm thanh của nhạc, hình ảnh, hình tượng muôn màu cuộc sống hiện lên trong tâm hồn con người, gợi lên những giá trị thẩm mỹ.  Cùng là tiếng nói của tình cảm, phản ánh những cung bậc cảm xúc của con người, âm nhạc tìm đến thơ như tìm đến người bạn tri âm, cùng phương thức thể hiện. Ca từ của ca khúc phải nhờ có sức gợi mở, lay thức thế giới nội tâm. Theo như GS. Dương Viết Á thì tiết nhịp của thơ có ảnh hưởng đến trọng âm. Đó là cách ngắt nhịp dồn ở thanh điệu tiếng cuối trong câu thơ. Ca khúc “Hành khúc ngày và đêm” (Phan Huỳnh Điểu) phổ từ bài thơ Ngày và đêm (Bùi Công Minh) đã tôn trọng quy luật trọng âm ấy, khi đọc thơ cũng như khi hát: Anh đang mùa hành quân/ Pháo lăn dài/ chiến dịch/
Bồihồi/ đêm xuất kích/ Chờ nghe tiếng/ pháo ran/ Ngôi sao như mắt em/
Trong những đêm/ không ngủ/
Giáo án/ em vẫn mở/
Cho ánh sao/ bay vào/.    Những ca khúc phổ nhạc thơ chống Mỹ mang hình tượng đẹp, vừa hùng tráng, vừa tha thiết, trữ tình. Đó là hình tượng Tổ quốc, nhân dân mang âm hưởng hùng ca, tầm vóc, kích thước sử thi hoành tráng (Đường chúng ta đi, Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam, Dáng đứng Việt Nam, Anh vẫn hành quân, Bước chân trên dải Trường Sơn…)2. Thơ chống Mỹ_bản nhạc trầm, buồn, tha thiết.       Nếu coi mảng thơ ca chống Mỹ như một bản giao hưởng và các khúc nhạc là những phân đoạn của bản giao hưởng thì có lẽ nên xếp khúc nhạc này vào giữa bởi nó hợp với tiết tấu chậm, da diết ở phần giữa bản giao hưởng. Chiến tranh với chúng ta là nhiệm vụ của cả dân tộc, nhưng nhiệm vụ ấy hầu như được trao cho những người thanh niên đầy nhiệt huyết. Những người lính, bên cạnh những lúc vui đùa, tinh nghịch, hào sảng kháng chiến, họ còn có những khoảng lặng tâm hồn riêng nói về những tâm sự, những niềm thương trong thời kháng chiến. Chính cái nhìn đa chiều, con mắt sâu sắc đã làm nên những vần thơ đẫm phong cách nhạc trữ tình.Khi nhẹ nhàng, đầm ấm:  “Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửaCái mộc mạc lên hương của lúaĐâu dễ chia cho tất cả mọi người” (Hơi ấm ổ rơm_Nguyễn Duy)
Khi gợi nhắc, biết ơn:“Chú qua bao suối bao đèoĐến nay chắc đã thêm nhiều chiến côngNgoài này cháu đứng cháu trôngNhững đêm nổ sung lửa hồng chân mây” (Gửi các chú_Trần Đăng Khoa)Lúc lại như một lời dãi bày nghẹn ngào, u uất…Tôi 17 tuổi đầu xung phong đi vệ quốc
Ông cụ lết ra đường, sờ soạn tiễn con điTôi biết tin con sinh trong lúc vợ ngồi tùBà cụ mong tôi 18 năm trờiPhút gặp mặt mẹ không còn thấy nữa..” (Chuyện một đồng chí chính ủy_Bằng Việt)      Sự giao hòa của nhạc âm cũng bắt đầu từ sự gặp gỡ của nhạc cảm.Thơ còn mang đến nhạc điệu chủ đạo cho âm nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc chỉ lấy ý tứ từ hai câu thơ “Tiếng đàn bầu” của Lữ Giang “Cung thanh là tiếng mẹ/ Cung trầm là giọng cha” mà làm nên giai điệu da diết của bài hát cùng tên. Trường hợp, nhạc sĩ Nguyễn Chí Vũ thay đổi trật tự kết cấu thơ của “Dáng đứng Việt Nam” (thơ Lê Anh Xuân) không làm mất linh hồn của bài thơ, bởi người nhạc sĩ trước hết đã nắm được cái thần của bài thơ và cùng chung cảm xúc với thi sĩ. Âm điệu này không ở riêng một bài thơ nào. Trường hợp ca khúc Đường chúng ta đi -đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh được nhạc sĩ Huy Du phổ nhạc vẫn vang lên hào hùng nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước “Việt Nam! trên đường chúng ta đi/ Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó/ Nghe sóng biển ầm vang xa tận tới chân trời/ Nghe ấm lòng những khi đang dồn bước/ mà vui sao ta chẳng nói nên lời...” là lấy thơ Xuân Sách và Hoàng Trung Thông. Chiến tranh được nhìn trên nhiều khía cạnh, đó không chỉ là lúc tinh thần yêu nước tự hào dân tộc kết thành song mà đó còn là những mất mát, hi sinh về con người. Khúc nhạc này tuy buồn nhưng không hề bi lụy, nó làm cho người nghe tự hào hơn về hòa bình của ngày hôm nay.3. Thơ chống Mỹ_bản tình ca trong sáng của tuổi trẻ và tình yêu.    Bên cạnh bản anh hùng ca với tiết tấu nhanh, hào hùng, chúng ta còn bắt gặp những bản tình ca ngọt ngào, đầy dư vị của tuổi trẻ và tình yêu. Sự rung động, xốn xang của con tim cũng mang đến cho thơ tiếng nhạc. Nhưng tiếng nhạc ở đây không lạc điệu, rơi vào những khoảng không của cái tôi như Thơ Mới mà nó cũng hòa chung âm điệu tráng ca của thời đại. Chiến tranh làm tình yêu xa cách, nhưng sự chia li không làm người ta bi lụy, chia li làm cho con người thêm gắn bó.
“Cửa sổ hai nhà cuối phốChẳng hiểu vì sao không khép bao giờĐôi bạn ngày xưa học chung một lớpCây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưaGiấu một chùm hoa trong chiếc khăn tayCô bé ngập ngừng sang nhà hàng xómBên ấy có người ngày mai ra trậnBên ấy có người ngày mai đi xa…” (Hương thầm_Phan Thị Thanh Nhàn) Tâm tình này đâu phải của riêng mình cô gái mà có lẽ phải là của nhiều cô gái. Và nếu không có sự gặp gỡ của thơ và nhạc thì tâm tình này chắc không được sẻ chia nhiều đến thế.  Cảm hứng được gợi lên từ những hình ảnh nhỏ bé, khi chỉ là một bóng cây nhưng tình yêu lớn đã làm cho hình ảnh thêm hùng vĩ:“Trời sáng em lên rẫyThấy bóng cây Kơ niaBóng ngả che ngực emVề nhớ anh, không ngủ…”(Bóng cây Konia_Anh Ngọc)   Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn quảng đại và đa cảm. Tính nhạc được tạo nên bởi những âm hưởng gắn liền với hình ảnh, cảm xúc do sử dụng phối hợp âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ... phù hợp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu đạt.  Mang đặc điểm đơn âm, độ dài âm tiết ngắn, tách rời, tiếng Việt có ưu thế tính nhạc so với các thứ tiếng có số lượng nguyên âm, phụ âm ít hơn và không thanh điệu. Một âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được biểu thị bằng một nốt nhạc, hoặc vài nốt nhạc luyến láy, làm cho ca từ “tròn vành rõ chữ” khi nhạc sĩ đặt lời.Thơ vừa ra đời đã tạo cảm hứng cho âm nhạc cùng chung nhiệm vụ “tiếng hát át tiếng bom”. Thơ làm nền cho nhạc, nhạc cất cánh cho thơ. Sự gặp gỡ giữa thơ và nhạc là sự cộng hưởng của tình yêu. Những ca khúc ra đời trở thành tiếng nói đồng điệu của hàng triệu con tim nhiều thế hệ. Thơ đã làm sống dậy những ca khúc ở chính thời điểm ấy, và ngay đến tận sau này. Với thơ của Hoàng Nhuận Cầm thì luôn tiềm ẩn một sóng nhạc uyển chuyển trong những vần thơ nhập trận:Chiếc nhạc trên cổ la rung rung/ Đã sáu năm là bài hát của rừng/ Có những con đường hoang dại lắm (Anh bộ đội và tiếng nhạc la), trong tình yêu: Tình yêu đến trong đời không báo động/ Trái tim anh chưa lỗi hẹn bao giờ/ Viên xúc xắc mùa thu ru trong cỏ (Xúc xắc mùa thu).
  Còn thi sĩ Xuân Quỳnh gửi giai điệu tha thiết, nồng thắm ấy vào hình ảnh con sóng:“Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nướcÔi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức”Thơ vươn tới sự lạc quan, dường như sự khốc liệt giữa chiến trường không làm vướng bận âm thanh sự sống:Thản nhiên con gió chạy qua/Tiếng chim lách chách gần xa chuyện gì/hoặcMũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng/Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm...   Sự sống vẫn tồn tại, tình yêu vẫn nảy nở dù cho hoàn cảnh thực tế là thế nào. Chiến tranh mang lại không ít những đớn đau nhưng con người không vì những đau đớn ấy mà gục ngã. Những người chiến sĩ ấy vẫn hồn nhiên, tinh nghịch, yêu đời…“ Người tinh nghịch là anh dễ thânBởi vì thế có em đứng gầnEm ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là Thạch NhọnĐêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đónEm đóng cọc rào quanh hố bom…” (Phạm Tiến Duật)  Cách dùng khẩu ngữ và việc sử dụng những câu thơ văn xuôi làm chất liệu đã gắn kết hơn thi ca và cuộc sống. Có ai đó nói rằng thơ là nhạc điệu của tâm hồn. Tâm hồn cũng có những cung bậc như âm nhạc. Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu - nhịp điệu của những âm thanh vật chất, của tiếng nói thực tế ḥ̣òa với nhịp điệu cảm xúc bên trong tâm hồn nhà thơ. Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn quảng đại và đa cảm. Với sự nhạy cảm với thời cuộc, các nghệ sĩ bằng tai năng của mình ghi lại hiện thực bằng những chất liệu khác nhau, song cái thần chung lại tương đối giống. Sống trong thời đại ấy, họ cũng có cái được bên cạnh nhiều mất mát. Được đó là được sống, được trải nghiệm và được chiêm nghiệm. Bản chất thơ ban đầu đã có nhạc, nhưng tiếng nhạc vang dội nhất phải kể đến thơ thời chống Mỹ với ba khúc tiêu biểu hợp thành một bản giao hưởng thu hút người nghe ngay từ những nốt đầu tiên.
     Âm nhạc được tạo nên chỉ bằng 7 nốt cơ bản và cách cảm của mỗi người về từng bản nhạc lại khác nhau mang đến những đời sống riêng cho nó. Thơ chống Mỹ rất giàu nhạc tính. Nhạc tính đi vào thơ từ không khí thời đại sục sôi, từ những rung động với cảnh đau thương mất mát và từ cảm nhận tình yêu của tuổi trẻ…Điều đó đã hợp thành một bản giao hưởng với đầy đủ 3 đoạn tiết tấu (nhanh_chậm_nhanh). Âm nhạc tạo nên sức sống cho thi ca. Dù chúng ta không thể nhớ hết cả bài thơ ấy nhưng khi đọc nhạc điệu bài thơ đã ghi nhanh và trí nhớ. Sự giàu có nhạc âm trong thơ chống Mỹ đã khơi gợi nhiều sáng tạo cho các nhạc sĩ. Thơ chống Mỹ được phổ nhạc nhiều nhất chắc cũng vì lẽ đó và điều này đã biến những bài thơ trở thành những bài ca đi cùng năm tháng.

Không có nhận xét nào:

Có lẽ là tình yêu!

   Viết những dòng này trong lúc tâm trạng thật ổn định để cho sau này có biến cố nào xảy ra thì sẽ không hối hận cho những ngày ta đã sốn...