20 thg 12, 2013

Câu chuyện về ngôn ngữ và người học Văn

Câu chuyện bắt đầu từ câu thơ (chẳng ai biết là ai làm, chẳng ai biết nhận định từ đâu), người ta tán tụng nhau như thế này:
"Người khoa văn nhân hậu lắm
Người yêu văn nhân hậu nhiều
Cha mẹ dặn con sau này lớn
Chọn người khoa ấy mà yêu"
   Nói không chừng, có thể là một lời nói ong bướm của ai đó phải lòng dân Văn (suy đoán mang tính cá nhân hết sức). Cơ mà từ khi có cái câu này cũng có nhiều cái lầm tưởng mang tên "xã hội". Người ta cho rằng dân Văn khéo léo. Khéo léo thì có. Nhiều người cũng có nhiều tài lẻ này nọ. Sống biết chừng mực, hòa thuận, lời nói thì nho nhã, dễ nghe. Tựu chung chỉ trừ những ai bộ máy phát âm không thanh cho lắm thì tiếng nghe rè rè, chứ từ trai đến gái khoa Văn đều nói năng nhỏ nhẹ, giọng thanh thoát, truyền cảm, êm tai.
   Nhưng giờ người ta ít nói đầy đủ là khéo léo mà chỉ nói từ khéo để người nghe muốn hiểu thế nào thì tùy. Khéo à? mồm miệng dẻo? chân tay dẻo? cung cách cũng dẻo? nhưng nhiều người lại biểu thị hơi lố (từ của ngôn ngữ tuổi teen bây giờ). Người xưa có câu "trăm vạ tại miệng". Trời vốn sinh cái dân học văn có cái miệng lanh lợi nhưng nhiều người lại biến nó thành "nanh nọc". Nói những điều không đáng nói, chõ vào những chỗ không đáng chõ. Thành ra, nghe cái giọng thì hay nhưng mà tiết lọc từng câu từng chữ xem tin nổi câu nào? không tin câu nào? tin vào ai? thấy sống khổ quá trời! cùng được gọi là con người , sao có lúc thấy cô đơn ghê gớm. Nói thực lòng người ta lại cứ nghĩ mình ẩn nọ ý kia. Người đối diện luôn có cảm giác phòng bị sẵn sàng. Nếu lỡ có gì động chạm là tá hỏa, hét ầm ĩ, thậm chí còn mang nhau ra mà trì chiết. Tựu chung là người ta cứ nghĩ, dân Văn nhà mình học nhiều chữ, lúc nào cũng mang chữ ra mà dọa người, nên người ta phòng cũng đúng. Thấy cũng hơi tủi phận. Dẫu rằng có vậy, nhưng một khi đã là bạn bè thì cũng không nên xem thường nhau như vậy.
  Lại nói đến chuyện dùng chữ, trích thơ. Chẳng qua là học nhiều, đọc nhiều nên thấy lời hay, lời đẹp mà nhớ. Nhớ rồi vận dụng vào câu, vào từ mình nói thường ngày, lâu rồi thành thói quen. Lâu lâu gặp bè bạn, ngồi tán chưa được mấy câu đã bị cho là ra oai lắm chữ. Lại khổ cái thân. Có miệng cũng không được nói những điều mình nghĩ mà cũng không thể nói theo cách của mình. Nghĩ lại khổ quá trời.  Đến trường, gặp những người như mình thì không sao. Về nhà, bất chợt nảy ra ý gì đó hay ho quanh đi, quẩn lại chẳng nói được với ai.Có nói cũng chẳng hiểu. Thành thử cứ thui chột dần. Con người đúng là khó tìm được tri âm. Nếu cả cuộc đời này không có được một người như vậy thì đúng là sống phí mất rồi. Ai đời bạn bè thắc mắc : tại sao cậu phải dùng từ đó? tại sao cậu phải nói như thế? tại sao lại dùng thuật ngữ đó cho một đứa học kinh tế???? đủ các câu tại sao này nọ??/ học xong, trở về chắc chả nói được với ai.
 Đôi lúc cũng chẳng biết phải làm sao. Cứ gặp ai nói sai là lại phải chữa. Cái đó không thể nói là vậy. Phải nói là thế này cơ. Chúng ta đã dùng sai bản chất từ rồi. À, sao lại đưa cô giáo một tay, phải đưa hai tay chứ. Con à, không được nói với ông bà như vậy. Em à, ăn cơm phải gắp mời ông, bà trước chứ...đủ thứ lễ nghĩa mà không thực hiện đúng thì không chịu được. Cho rằn bệnh nghề cũng đúng. Ở trường thầy cô cũng nói chuyện đó, câu chuyện mấy đứa chơi thân với nhau cũng nói những chủ đề đó. Chẳng nói gì về giá vàng hay ngoại tệ dao động mà lại bàn nhiều hơn về lối sống học đường, rồi lại trăn trở, làm thế nào cho học sinh tốt hơn.... Thế rồi, một ngày kia những câu như thế này sẽ làm bạn choáng.."Cậu mang cái đó về lớp của cậu mà nói, tôi không cần cậu dạy, tôi nói thế nào là việc của tôi, sai cũng là việc của tôi..." thấy mình đang dần dần làm mất đi những người bạn... Cơ mà tìm một người nói chuyện sao khó khăn vậy? Nhiều lúc thấy chữ nhiều mà bất lực...
 Đời có vô số người. Đồng loại nhiều vô kể mà lạc lõng, lẻ loi, cô đơn ghê gớm....

Không có nhận xét nào:

Có lẽ là tình yêu!

   Viết những dòng này trong lúc tâm trạng thật ổn định để cho sau này có biến cố nào xảy ra thì sẽ không hối hận cho những ngày ta đã sốn...