12 thg 7, 2013

Về mới, không mới hay tâm sự của kẻ điên

  Hằng ngày luôn phải đối mặt với những lời cáo buộc nền giáo dục đã lỗi thời và học sinh than phiền về các môn học. Hành trình đến với nghề giáo sao khó thế. Xã hội không còn tín người thầy, học sinh không còn thích học và ngay đến cả bản thân người thầy cũng dần đánh mất những đức tính tốt đẹp mà họ vốn có. À đáng lẽ phải nói là nên có mới đúng.
  Trước họ nói "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Cái buổi kinh tế thị trường , người ta lấy năng suất ra để so sánh. Nghề nào làm được nhiều tiền ắt được đề cao. Nghề giáo viên bèo bọt người ta gọi là chuột. Ấy vậy nên chẳng ai hoan nghênh khi mình vào sư phạm. Người ta hoài nghi, khinh khỉnh và chỉ có nể phục một điều duy nhất là "bọn giáo viên luôn lấy được chồng giàu". Cái suy nghĩ đó khiến nhiều người nghĩ đó là lý do mình bỏ nhiều công sức để theo bằng được cái nghề này. Và đôi khi ngay cả người thân luôn ủng hộ mình , cũng nghĩ điều đó là đương nhiên khi mình theo nghề sư phạm. Mạt nhược quá! Lương giáo viên bèo bọt ăn thua gì mà sống, phải kiếm được một thằng ngon ngon để nó có thể nuôi mình. Phải chăng có nhiều hoàng tử đến thế?
   Cái xã hội này là thế. Học sinh nhỏ, mình có thể lờ đi mấy cái gọi là cách làm giàu để dạy các em cư xử đúng mực, còn học sinh lớn thì mối quan tâm của các em đó là làm sao để trở nên giàu có và nổi tiếng. Thật buồn vì hầu như đó là mối quan tâm của các em hiện nay. Các em làm MV, các em quay video, cởi đồ, khoe thân, làm chuyện nhạy cảm...với mục đích phần nhiều là lấy tiếng tăm chứ đấy đâu phải là khẳng định cá tính gì gì đó. Cá tính như vậy sao? Cá tính của những con vật. Để rồi ngày nào các báo cũng giật tin; nữ sinh cởi đồ, nữ sinh đánh bạn, lộ ảnh sex....Đến lúc một nhà làm phim nào đó phải bức bối bắt kịp xu thế, sản xuất "bóng ma học đường". Nơi thuần khiết, nơi trong trắng không bị ô nhiễm nhất trong cái xã hội đang nghẹt thở này lại có những "bóng ma". Biết đi đâu? Về đâu?
  Ai cũng hô rõ to, phải đổi mới, nhất thiết phải đối mới, đổi mới nền giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu và xu thế thời đại. Những cụm từ đó thậm chí mình thuộc làu từ hồi học tiểu học. Những thông tư mẹ nhận được ghi nhiều về cái đó. Đổi mới. Giáo viên chủ động tích cực truyền dạy những kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Đổi mới cách dạy, phát huy sáng kiến, giờ dạy tốt, tiết học tốt. Nhưng bạn biết không? Cái thang điểm để đánh giá tiết học nằm trên tay các giáo viên đang ngồi dưới dự giờ bạn. Nó được soạn theo những mục đã được hướng dẫn sẵn. Bạn thỏa sức phát huy tính sáng tạo trong giờ dạy và học có thể nghe hoặc ngồi nói chuyện, không nghe rồi chỉ chăm chăm vào cái bảng bạn đã vẽ cái gì trên đó. Bạn có thể dạy rất hay, học sinh hiểu bài nhưng sẽ bị chê bai nếu như chậm 1, 2 phút...Ồ bạn phải là một người cực kì siêu phàm thì mới có thể vừa mới lại vừa làm hài lòng những vị giám khảo cũ kĩ để có thể trở thành một giáo viên.
  Những ý tưởng không phải là không có. Nếu đánh giá nghèo nàn và chưa có tính ứng dụng cao thì hoàn toàn không đúng. Những công trình thạc sĩ, tiến sĩ, báo cáo khoa học hầu như để bỏ ngỏ. Như một thứ trưng bày sự phong phú của thư viện. Để thực hiện cần có kinh phí. Và kinh phí được rót ra từ những người cũ kĩ. Những người cũ kĩ cũng có những lí lẽ riêng của họ, họ tuân theo những qui chuẩn được in vào trí óc từ lâu. Và một nghịch lí đặt ra là những cái mới phải vừa lòng cái cũ. Cái mà người ta vẫn mĩ miều gọi là "phát huy, sáng tạo trên cơ sở truyền thống văn hóa dân tộc". 
  Một người giáo viên không thể thuyết phục hay cũng không nêu được chính xác mục đích của từng bài học với học sinh thì có lẽ cũng không thể bắt học sinh phải thích tiết học đó. Đến bây giờ học sinh cũng chỉ biết " Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Văn học vẫn phát triển từng ngày, cả Xuân Diệu và Hoài Thanh cũng đã cách xa hàng thế kỉ, ấy vậy mà giờ học sinh vẫn chỉ có biết mỗi Xuân Diệu là mới, học sinh chỉ biết có Nam Cao, Ngô Tất Tố...
  Dạo ngần đây, báo chí đưa tin nhóm nhạc nữ SNSD được đưa vào sách SGK của Hàn Quốc đế dạy cho các em về sự phát triển của nền âm nhạc nước nhà. Điều đó cho thấy những  đổi mới trông thấy của nền giáo dục Hàn Quốc. Họ đổi mới từng ngày, từng giờ. Và cái tôi tôn trọng luôn là việc làm đi cùng lời nói. Thế nhưng chúng ta đã hô hào giáo dục đổi bao năm nhưng hiệu quả và sự đổi mới hiện hữu còn xa mới thấy. Sự đổi mới vẫn vòng vo là bỏ hay giữ những tác phẩm này, tác phẩm kia. Bỏ những tác phẩm chiến tranh thì lại sợ học sinh không biết đến yêu nước và cuộc chiến đấu thần kì...và hầu như không nhiều ý kiến thêm mới các tác phẩm. Văn học Việt không phải là không có tác phẩm hay, mà thực ra càng ngày lại càng hay. Tại sao không là "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, tại sao không có những cái tên như Nguyễn Nhật Ánh, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh... những báo cáo, luận văn, luận án tìm thấy nhiều ưu việt từ văn học đương đại. Nhưng để thực hiện được những điều mới mẻ cần phải có một quá trình kiểm duyệt khắt khe. Người ra, người vào, theo dự cảm cái này không ổn, chưa được thuận lợi. Như cái kiểu xưa này người ta lấy bầu nấu canh chứ chưa nghe thấy bầu luộc nên nghĩ sẽ chẳng ra gì. 
  Có suy nghĩ, có hướng làm...nhưng thực hiện khó quá vì rào cản quá nhiều, chuyện "điên, cuồng, ngu, ngộ" sẽ là thường xuyên trong mắt mọi người. Bạn có dám làm không??????????

2 nhận xét:

Duy Trung nói...

Quá hay! Người ta cứ bắt người thầy phải đổi mới mà đâu có biết rằng trên vai người thầy ấy là một đống tư tưởng đã quá cũ rồi. Muốn mới thì phải mới từ nóc xuống, chứ mới từ dưới lên thì cũng bị cái bẩn từ trên rớt xuống. Hỏng hết!

Tạp chí Bay nói...

Uhm, thay vì than vãn, ngọ nguậy, kêu ca, thì ta hãy làm tốt việc của ta trước đã.

Có lẽ là tình yêu!

   Viết những dòng này trong lúc tâm trạng thật ổn định để cho sau này có biến cố nào xảy ra thì sẽ không hối hận cho những ngày ta đã sốn...