31 thg 12, 2013

Buổi chiều cuối năm

 Thay vì ra đường lượn lờ, ngồi trong chăn và đảo điên suy nghĩ, hy vọng sẽ tìm ra được hướng giải quyết vài ba vấn đề. Hướng đó chính là ngồi ôm máy và viết bờ lóc. Nhìn lại một năm qua có gì đáng nhớ, để tự đánh vào mông kiểm điểm.
 Chiều cuối năm
Nắng hanh vàng góc phố
Con ngõ nhỏ nhao nhác lũ trẻ tan trường

 Một năm qua nhìn lại
Thấy vẫn còn dại ngây
Người ta sâu sắc mấy
Mình còn nông nổi nhiều

Một năm qua thấy lại
Cũng làm được vài điều
Học hành chưa quá tệ
Được đi nhiều biết thêm

Một năm trôi thật lẹ
Sức khỏe một yếu đi
Năm nay ốm nhiều quá
Mẹ lại phiền nghĩ suy

Một năm nữa mừng tuổi
Lớn được nhiều cũng hay
Nhưng bắt đầu thấy gay
Người yêu chưa thấy bóng.

Một năm làm cật lực
Tài chính vẫn chửa lên
Dự định dành chút ít
Tài khoản còn im lìm

Một năm trôi buồn tẻ
Trừ mỗi lúc nghỉ hè
Chắc năm sau sửa xe
Vận hên mới ùa đến

Nghe chuyện năm qua hơi sến
Thôi chờ năm mới sắp cho
Những buồn lo của năm cũ
Tạm gác bên, hẹn ước năm mới về.





Viết bờ-lóc

Cậu ta đang ngồi trước máy tính, lạch cạch, suy tư và chăm chú:
- Đang làm gì đấy?
- Ối giời làm hết hồn! Em đang viết bờ-lóc
- Blog cái đầu! học thì dốt, nói còn không ra câu với cú còn bày đặt viết bờ với chả lóc...
- Ấy chị! Giáo viên gì bậy thế! Viết chem chém cho vui.
- Thế viết cái gì?
- Em đá đểu mấy thằng mấy con mà em không ưa cho vui.
-Quân tử gớm!
- Giời này còn thế qoéo nào quân tử...cơ mà người lịch sự đá nhau cũng phải lịch sự và thâm thúy chứ!
- Kinh! cũng học được mấy từ nghe văn vẻ. Cơ mà thôi đi nói thì hay nhưng chắc gì đã hiểu "thâm thúy". Mà bộ tưởng ai cũng ngu không nhận ra mày đang móc khóe ai sao?
Dẹp ngay!
- Rồi! đánh hoài...đúng là đã lùn lại mắm
-Giề?
- Dạ không!

20 thg 12, 2013

Câu chuyện về nghề giáo

   Tôi là sinh viên sư phạm và mấy tháng nữa thôi, sau khi hoàn thành xong cái luận văn tốt nghiệp tôi sẽ chính thức trở thành nhà giáo. Sẽ và sắp được lũ trẻ gọi là cô, có những đồng nghiệp và được xã hội gọi là "thầy", rồi được người ta vinh danh là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Có hẳn một ngày kỉ niệm riêng, nhận hoa, nhận quà và lời chúc. Từng ấy thôi cũng đủ để hãnh diện với bản thân, đủ để thấy nỗ lực mình bỏ ra theo đuổi nhiều năm liền chẳng hề hoài phí. Ấy vậy mà từ lâu những cái thứ đó vừa là vinh quang mà cũng vừa nỗi đắng cay của những người thầy.
    Tôi không biết tôi có làm được một người thầy tốt không? nhưng có một điều chắc chắn là tôi sẽ đi đến cùng với nó. Mặc dù có những lúc tôi chán ghét, cảm thấy mình bị sỉ nhục khi chọn cái nghề này. Nhân nói về chọn nghề, lại nhớ. Chẳng hiểu thế nào tôi lại đam mê cái nghề này đến vậy. Vì mẹ tôi là cô giáo chăng? Vì thầy giáo tôi dạy trên bục giảng rất hay chăng? Vì nhiều cái lợi mà xã hội dành tặng ngành giáo chăng?????       Lần đầu tiên tôi thất bại. Vẫn quyết tâm quay trở lại dù học ở trường mới tôi cũng có nhiều cơ hội. Nhưng tôi quay lại để nuôi tiếp ước mơ đứng trên bục giảng, để nhìn mấy đứa học trò mắt to đáng iu. Và để tìm lại khoảng thời gian tôi đã đánh mất. Có một số chuyện thời đi học đáng lẽ không xáy ra thì có lẽ tôi cũng như người khác, có một thời để nhớ, để yêu. Nhưng điều đó cũng không ảnh hưởng lắm đến tôi, chẳng qua là nhiều khi gặp lại người cũ, những kí ức không mấy tốt đẹp lại về...giá như đừng gặp...tự nhiên có ý muốn đi xa.... Cô giáo tôi nói "có phải vì muốn lấy chồng giàu em mới theo nghề giáo?",thầy giáo tôi bảo " chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm", một cô giáo khác lại nói "em nên đổi nghề đi, xin làm sao được việc...", bạn tôi nghĩ " học như nó chỉ có vào được sư phạm thôi, những trường khác điểm cao chót vót sao vào được?" và đến một ngày bạn quát vào mặt tôi " hãy mang cái thứ ấy lên bục giảng của cậu, tôi muốn nói thế nào mặc tôi..."???? Từng ấy sự bẽ bàng nhưng tôi vẫn chọn nghề giáo.
   Dẫu biết, giờ thì người ta cho rằng chúng ta "tự sướng", tự phong nói mình là cao quí. Chúng ta dùng chỉ tiêu, dùng điểm số để chèn ép học sinh. Người ta cho rằng, ngày ngày chúng ta đến lớp với mớ kiến thức cũ kĩ xào đi, xáo lại và cuối cùng chẳng để làm gì cho đời. Rồi đến những ngày lễ tết, học sinh, phụ huynh đến với chúng ta mà lòng lo lắng không biết món quà có hợp ý cô hay không? hẳn sẽ giật mình nếu như nhà chúng ta bày biện khang trang, đặt nhiều gói quà...rồi học sinh sẽ gọi chúng ta là "bà này, bà nọ". Mặc dù, chúng ta còn kém xa tuổi mẹ chúng. Học sinh sẽ rỉ tay nhau. Học cô này cho điểm cao, học thầy này khắt khe lắm...và mỗi lần đến kì thi, học sinh tấp nập đến nhà thầy ôn, sinh viên chụm nhóm đến nhà thầy nói chuyện. Mỗi lần con em học trường Tài Chính nói em lại đi hối lộ đây mà mình cảm thấy như nó đang cười nhạo mình. Đắng quá! Còn gì nữa nhỉ? À mình phải xăm xắn đến trường, đon đả chào hỏi, qua lại chỗ này chỗ kia với các đồng nghiệp, đi thì nhìn dáng, nói nhìn nét mặt, ngồi phải chọn chỗ...Kể mà liệt kê thì có đến mấy trang giấy.
   Mấy ngày cuối cùng thời sinh viên, khao khát đến lớp. Thầy giáo vẫn chỉ có bộ quần áo như vậy, thầy đi xe buýt, gặp học sinh lúc nào thầy cũng tươi cười...cô giáo lúc nào cũng nhỏ nhẹ, trên lớp chứ ra ngoài là khác tay học trò cùng bước lên giảng đường, 5 tiết, cô mệt nhoài mà trò còn nài cô lại giảng thêm, cô vừa giảng vừa thở...trò ốm, cô hỏi thăm, cô nắm tay xem hết sốt chưa? thầy hay đùa sao ăn mãi chẳng nhớn vậy?...tất cả mọi thứ ở đây sao thân thương đến vậy. Sau tất cả sự lựa chọn, nơi đây có lẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất của tôi. Dù cho chọn lại tôi vẫn chọn nơi này. Được học với những người bạn chân thành, thầy cô tôi nhiệt tình và giản dị...dù hơi muộn nhưng vẫn cảm thấy rất bình yên khi ở nơi đây.

    Thế nhưng, cái danh xưng "thầy" giờ đây dường như quá là bừa bãi. Người ta vin vào cái câu " một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy"; ai cũng có thể thành thầy, cũng có thể đứng trên bục giảng, cũng có thể được gọi là cô, là thầy....chúng ta đã quá dễ dãi, quá nhân nhượng cho những sai sót nhỏ và rồi chính chúng ta làm vấy bẩn cái danh xưng mà xã hội đã dành tặng cho những người thầy. Những con người không bằng cấp, không được đào tạo tử tế, chẳng biết bằng cách nào đó người ta chen được chân vào trường học, những người vốn không đủ phẩm chất nhưng vẫn được chấp nhận là thầy, những người là thầy mà không giữ nổi mình vẫn làm thầy...chỉ chừng đó thôi, cái xã hội kia, người ta đang chửi rủa chúng ta, đang bài xích chúng ta. Giáo viên mắng học sinh, học sinh lập tức ghi âm và cho lên mạng, giáo viên chấm sót ý, phụ huynh gọi báo chí đến làm việc...Từ chỗ người ta sợ đến chỗ người ta khinh, người ta còn quí trọng người thầy? Hẳn mỗi bên đều có lỗi. 
    Lẽ thường "tiếng xấu đồn xa", vết nhơ đó hẳn sẽ chẳng xóa được. Nhớ ngày trước, những bộ quần áo cũ của tôi, mẹ thường cất giữ cẩn thận. Mẹ bảo cho học sinh mẹ mặc, chúng nó chỉ có một bộ quần áo...chuyện kể chị tôi lên tận vùng núi xa xôi nước không có mà dùng mà ngày nào cũng lặn lội vào bản động viên học sinh đến lớp...thầy tôi đã già mà ngày nào cũng mấy cuốn sách, nghiên cứu và giảng giải, ông tôi lúc nào cũng ủng hộ cháu hết mình, nếu có thể thì hãy đi đến nơi nào cần giáo viên nhất, bà tôi nhìn âu yếm: nhỏ thế làm cô giáo tốt nhé...Tối đi dạy thêm, học trò một tiếng cô, hai tiếng cô nghe mà thấy thích...Chừng này chắc không đủ sức đề kháng mà chống lại bụi bẩn ngoài đường, nhưng sẽ cố gắng. Trong khi người ta nghếch mũi lên khịt khịt như loài chuột, dùng mắt chim điêu mà săm soi xét nét...ta cứ sống, cứ ương bướng như loài ngựa, chỉ đi thẳng.
Và tôi cũng chẳng cần anh. Một người tôi đã từng gửi rất nhiều vào đó những giấc mơ, những yêu thương, sự quan tâm, người đã làm cho tôi biết thế nào là đau khổ, thế nào là nhớ mong...đúng là tôi mắc bệnh lầm tưởng. Nhưng tôi không cần sự thương hại của anh. Anh cũng đừng áy náy về tôi. Tôi vẫn sống tốt, hoàn thành tốt cái vai diễn mà tôi được ông trời phân công. Dù ai nói gì, gì anh có khinh bỉ cái nghề này. Đối với tôi điều đó không còn quan trọng nữa. Cái tôi cần, không phải là một người yêu để nũng nịu, dựa dẫm. Hơn hết tôi cần một tri âm trong cuộc đời này. Mà tri âm của tôi chính là cái nghề này. Tôi yêu nó mất rồi!

Câu chuyện về ngôn ngữ và người học Văn

Câu chuyện bắt đầu từ câu thơ (chẳng ai biết là ai làm, chẳng ai biết nhận định từ đâu), người ta tán tụng nhau như thế này:
"Người khoa văn nhân hậu lắm
Người yêu văn nhân hậu nhiều
Cha mẹ dặn con sau này lớn
Chọn người khoa ấy mà yêu"
   Nói không chừng, có thể là một lời nói ong bướm của ai đó phải lòng dân Văn (suy đoán mang tính cá nhân hết sức). Cơ mà từ khi có cái câu này cũng có nhiều cái lầm tưởng mang tên "xã hội". Người ta cho rằng dân Văn khéo léo. Khéo léo thì có. Nhiều người cũng có nhiều tài lẻ này nọ. Sống biết chừng mực, hòa thuận, lời nói thì nho nhã, dễ nghe. Tựu chung chỉ trừ những ai bộ máy phát âm không thanh cho lắm thì tiếng nghe rè rè, chứ từ trai đến gái khoa Văn đều nói năng nhỏ nhẹ, giọng thanh thoát, truyền cảm, êm tai.
   Nhưng giờ người ta ít nói đầy đủ là khéo léo mà chỉ nói từ khéo để người nghe muốn hiểu thế nào thì tùy. Khéo à? mồm miệng dẻo? chân tay dẻo? cung cách cũng dẻo? nhưng nhiều người lại biểu thị hơi lố (từ của ngôn ngữ tuổi teen bây giờ). Người xưa có câu "trăm vạ tại miệng". Trời vốn sinh cái dân học văn có cái miệng lanh lợi nhưng nhiều người lại biến nó thành "nanh nọc". Nói những điều không đáng nói, chõ vào những chỗ không đáng chõ. Thành ra, nghe cái giọng thì hay nhưng mà tiết lọc từng câu từng chữ xem tin nổi câu nào? không tin câu nào? tin vào ai? thấy sống khổ quá trời! cùng được gọi là con người , sao có lúc thấy cô đơn ghê gớm. Nói thực lòng người ta lại cứ nghĩ mình ẩn nọ ý kia. Người đối diện luôn có cảm giác phòng bị sẵn sàng. Nếu lỡ có gì động chạm là tá hỏa, hét ầm ĩ, thậm chí còn mang nhau ra mà trì chiết. Tựu chung là người ta cứ nghĩ, dân Văn nhà mình học nhiều chữ, lúc nào cũng mang chữ ra mà dọa người, nên người ta phòng cũng đúng. Thấy cũng hơi tủi phận. Dẫu rằng có vậy, nhưng một khi đã là bạn bè thì cũng không nên xem thường nhau như vậy.
  Lại nói đến chuyện dùng chữ, trích thơ. Chẳng qua là học nhiều, đọc nhiều nên thấy lời hay, lời đẹp mà nhớ. Nhớ rồi vận dụng vào câu, vào từ mình nói thường ngày, lâu rồi thành thói quen. Lâu lâu gặp bè bạn, ngồi tán chưa được mấy câu đã bị cho là ra oai lắm chữ. Lại khổ cái thân. Có miệng cũng không được nói những điều mình nghĩ mà cũng không thể nói theo cách của mình. Nghĩ lại khổ quá trời.  Đến trường, gặp những người như mình thì không sao. Về nhà, bất chợt nảy ra ý gì đó hay ho quanh đi, quẩn lại chẳng nói được với ai.Có nói cũng chẳng hiểu. Thành thử cứ thui chột dần. Con người đúng là khó tìm được tri âm. Nếu cả cuộc đời này không có được một người như vậy thì đúng là sống phí mất rồi. Ai đời bạn bè thắc mắc : tại sao cậu phải dùng từ đó? tại sao cậu phải nói như thế? tại sao lại dùng thuật ngữ đó cho một đứa học kinh tế???? đủ các câu tại sao này nọ??/ học xong, trở về chắc chả nói được với ai.
 Đôi lúc cũng chẳng biết phải làm sao. Cứ gặp ai nói sai là lại phải chữa. Cái đó không thể nói là vậy. Phải nói là thế này cơ. Chúng ta đã dùng sai bản chất từ rồi. À, sao lại đưa cô giáo một tay, phải đưa hai tay chứ. Con à, không được nói với ông bà như vậy. Em à, ăn cơm phải gắp mời ông, bà trước chứ...đủ thứ lễ nghĩa mà không thực hiện đúng thì không chịu được. Cho rằn bệnh nghề cũng đúng. Ở trường thầy cô cũng nói chuyện đó, câu chuyện mấy đứa chơi thân với nhau cũng nói những chủ đề đó. Chẳng nói gì về giá vàng hay ngoại tệ dao động mà lại bàn nhiều hơn về lối sống học đường, rồi lại trăn trở, làm thế nào cho học sinh tốt hơn.... Thế rồi, một ngày kia những câu như thế này sẽ làm bạn choáng.."Cậu mang cái đó về lớp của cậu mà nói, tôi không cần cậu dạy, tôi nói thế nào là việc của tôi, sai cũng là việc của tôi..." thấy mình đang dần dần làm mất đi những người bạn... Cơ mà tìm một người nói chuyện sao khó khăn vậy? Nhiều lúc thấy chữ nhiều mà bất lực...
 Đời có vô số người. Đồng loại nhiều vô kể mà lạc lõng, lẻ loi, cô đơn ghê gớm....

Câu chuyện số 5: Bố Mộc đi công tác

Bố Mộc đi công tác. Mộc đi học về, không thấy bố đâu. Mộc hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, bố đi đâu rồi?
Mẹ Mộc đùa:
-Bố đi chơi với cô Thủy rồi, Mộc chẳng ở nhà giữ bố.
Mộc nhăn mặt:
-Không đ..âu..
- Thế Mộc gọi cho bố đi.
Mộc chạy lại bàn, nhấc điện thoại, bấm loạn xạ. Đầu dây bên kia một giọng phụ nữ trả lời. Mộc ngơ ngác;
- Ơ! gọi cho bố mà cô nào cứ nói đấy...
Mộc dập máy chạy ra mách mẹ:
- Mẹ ơi, bố đi với cô tổng đài rồi...bố hư thân
Mẹ Mộc......

Câu chuyện số 4 : Buổi tối nhà Mộc

Dạo này Mộc rất hiếu động. Tối đến thường chạy khắp phòng nọ phòng kia trêu hết người này người khác. Mục đích duy nhất của Mộc là trốn ngủ sớm. Mẹ Mộc  thường bắt Mộc đi ngủ sớm để còn xem chương trình của mình. Mộc chạy sang phòng chị Thảo (chị Mộc mới lên)
-Chị Thảo ơi, Mộc ngủ với chị Thảo nhé! Chị Thảo cho Mộc mượn điện thoại đi...Chị Thảo bật cho Mộc chơi đi...Chị Thảo cầm cho Mộc chém nhé...chị Thảo cầm nốt bình sữa cho Mộc đi...(vô cùng nhiều yêu sách)
Chị Thảo bực mình đuổi Mộc về. Mộc chạy sang phòng Yến. Mẹ Mộc gọi
_ Mộc , mọi người đi ngủ rồi, Mộc về đi, cho Yến học
_ Để Mộc xem Yến Mít có học không đã nhé.
Mộc hé cửa...
- À Yến Mít học rồi.
Mẹ Mộc lại cằn nhằn:
- Mộc về ngủ thôi, không mẹ đóng cửa phòng đấy
Mộc chẳng để ý đến mẹ.
- Thì Mộc ngủ cùng với anh Nhọ cơ...
Nói chung là cứ để Mộc chạy mệt thì tức khắc Mộc quay về phòng ngủ thôi.

5 thg 12, 2013

Câu chuyện số 3: bố Mộc và Mộc

Bố Mộc liên lạc với khách hàng mãi không được, làm bố Mộc rất lo lắng. Bất chợt, bố Mộc thở dài:
" thôi...chết...rồi"...
Mộc đang quanh quẩn gần đó, ghe vậy, ngẩng đầu lên hỏi bố:
" Bố chết rồi hở???"
Bố Mộc bó tay chấm com....

Câu chuyện số 2: Mộc và Anh Nhọ đi chợ

Anh Nhọ từ quê lên chơi với Mộc. Mộc rất quí anh, và rất thích chơi với anh.
Buổi chiều hai anh em đi chợ. Dung dăng dung dẻ....Nhà trong xóm, có con chó xù mà Mộc rất sợ. Đang đi, nó chạy ra. Mộc cuống quýt, ôm lấy anh, đòi anh bế.
Anh an ủi: con chó hư, không trêu Mộc
Mộc phụng phịu: anh Nhọ ơi, con chó hư thân, con chó cắn Mộc...Anh Nhọ cắn chó đi...
Anh: Ơ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Câu chuyện số 1: Gia đình nhà Mộc

     Nhà Mộc có Mộc 2 tuổi, bố Mộc, mẹ Mộc, Chim và Mýt thối (2 chị họ học đại học ở cùng), và thỉnh thoảng có người nhà Mộc lên thăm. Tựu chung, thường thì nhà Mộc có 5 người như vậy....
-Mộc, giới tính nam, 2 tuổi, sinh năm con Mão, rất hiếu động và lắm miệng
-bố Mộc: là danh ca của cả nhà (hát cũng ko hay mấy, nhưng hay hát)
-mẹ Mộc: là mama tổng quản (nhưng vô tư và hồn nhiên, gọi tắt là vô hồn, vì hỏi gì ko biết......)
-chị Chim: lắm mồm ngang ngửa Mộc, hay dẫn Mộc đi chợ cho đỡ buồn, thỉnh thoảng hâm đơ
-chị Mýt: là thành viên bận rộn nhất nhà, thường đi từ sáng đến tối mịt mới về (học kiếm tiền có khác), ít nói hay ko nói là "tàu điện" (đúng bản chất kế toán...) và đã có người iu (Mộc gọi là "anh Cu")
-Đại thể là vậy cho các bạn biết nhà Mộc "đáng yêu".
- Về các biệt danh, vì Mộc chưa thể nhớ được những người có tên trùng nhau, nên thường Mộc gọi biệt danh cho tiện đường xưng hô. Một nhân vật nữa cũng xuất hiện là anh họ Mộc. Mộc gọi là "anh Nhọ".

25 thg 11, 2013

5 bộ phim Châu Á mà bạn không thể bỏ lỡ

 Châu Á không phải là cái nôi của điện ảnh nhân loại, nhưng hiện nay không ai có thể phủ nhận được sự thịnh vượng của ngành công nghiệp điên ảnh nơi đây. Với những thước phim mang đậm bản sắc phương Đông, các nhà làm phim Châu Á luôn mang đến những bất ngờ cho Hollywood. Không cần những cảnh quanh hoành tráng với công nghệ cao và những kí thuật tiên tiến hiện đại tốn hàng tỷ USD. Bằng những cảm nhận tinh tế, lối diễn mộc mạc chân chất và cách dàn dựng đậm chất phương Đông, các nhà làm phim đã mang đến những bộ phim làm lay động lòng người. Điều đó được chứng minh bằng sức sống bền bỉ của nó với thời gian. Dưới đây là 5 bộ phim được cho làm chiếm được cảm tình nhiều nhất của khán giả khu vực và trên thế giới.  Cái tiêu chí đánh giá không có những doanh thu hay số lượng tiền bán vé thu về. Những bộ phim dưới đây không được quảng cáo một cách rầm rộ như các "bom tấn" của Hollywood hay có dàn diễn viên kì cựu, tập hợp toàn sao hạng A. Nhưng vẫn được rất nhiều người nhắc đến, bởi sự ám ảnh và những ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó mang lại. Nếu có thời gian thì hãy xem. Hẳn sẽ không làm bạn thất vọng khi khám phá nó.
1. Câu chuyện Tokyo (Điện ảnh Nhật Bản_1953)

http://phim.anhtrang.org/xem-phim/cau-chuyen-tokyo-tap-1-Jo3MUk.html
"Câu chuyện Tokyo" là tác 
phẩm của đạo diễn Yasujiro Ozu, một đạo diễn người Nhật tài ba và có ảnh hưởng đến nhiều người.Phim của ông rất đặc biệt, tất cả đều bình dị và nhẹ nhàng. Những tình tiết cũng chỉ xoay quanh chuyện vặt đời sống với đường phố hẹp, quán rượu và ống khói nhà máy... Bộ phim " câu chuyện Tokyo" kể về một đôi vợ chồng già từ quê lên thăm con cái sống ở Tokyo. Và bắt đầu từ đây những mâu thuẫn nhỏ xuất hiện. Những đứa con bận bịu không mấy nhiệt tình với hai ông bà. Họ quyết định đưa ông bà đi nghỉ tại khu suối nước nóng Atami, trong một khách sạn đắt tiền. Nhưng cuối cùng ông bà phải quay về vì không chịu nổi sự ồn ào nơi đó. Dần dần nỗi buồn và sự thất vọng dần lấn át niềm vui được sum vầy với con cháu ban đầu của họ. Bộ phim với một tình tiết chậm, cùng với âm nhạc nhẹ nhàng reo vào lòng khán giả nỗi buồn man mác. Hai diễn viên chính với lối diễn chân thành và tình cảm, họ đã chuyển tải những cung bậc cảm xúc một cách rất tự nhiên đến với khán giả. Bộ phim này được đã được Viện điện ảnh hoàng gia Anh bầu chọn là bộ phim đứng thứ 5 trong 10 bộ phim hay nhất của nhân loại (năm 2002).














2. Đường về (Điện ảnh Hàn Quốc-2002)

http://rapphim.vn/phim/duong-ve-the-way-home-2002.html
"Đường về" là tác phẩm của đạo diễn Lee Jeong Hyang, là phim thuộc thể loại tâm lý , tình cảm. Bộ phim xoay quanh 2 nhân vật chính là cậu bé Sang Hoo 7 tuổi và bà ngoại 70 tuổi của mình. Vì mẹ bận bịu công việc ở thành phố nên Sang Hoo phải về quê sống với bà, người mà cậu chưa từng gặp. Bà ngoại sống một mình ở một làng quê nghèo, hẻo lánh. Ban đầu, cậu bé không thể thích nghi với cuộc sống nghèo khổ thiếu thốn với bà ngoại. Cậu ích kỉ, vô lễ, cáu bẳn với bà. Cậu giận dỗi và ném thức ăn lên người bà tật nguyền của mình. Nhưng dần dần, nhờ sự kiên nhẫn và tình yêu bao la của bà, cậu dần dần thay đổi. Cậu đã học được nhiều điều từ bà của mình. Cả bộ phim hầu như chỉ có lời thoại của Sang Hoo vì bà cậu bị câm. Cùng với những cảnh quay chân thực về cuộc sống nông thôn Hàn Quốc và âm nhạc lay động lòng người. Bộ phim gửi đến cho chúng ta rất nhiều thông điệp  về tình cảm gia đình, tình bà cháu. Đó là "những yêu thương không trì hoãn". Hãy xem và cùng cảm nhận nhé....

8 thg 10, 2013

Lại chuyện đổi mới

Đầu tiên là về cái gọi là sống trong tập thể có người nọ người kia.  

Dạo này bạn Yến có rất nhiều việc để lo. Bạn Yến lo chuyện lớp năm cuối, lo chuyện học, lo chuyện tốt nghiệp ra trường trụ lại ra sao và đặc biệt là lo kiếm người yêu tử tế. Đơn giản vì bạn Yến đã sắp già rồi, không tung tẩy, bướng bỉnh được nữa.
  Năm cuối nên khá rời rạc và rệu rã. Hầu như chẳng có ai quan tâm đến lớp nữa, ngoại trừ bạn Yến vẫn nuôi hi vọng gìn giữ kỉ niệm với các bạn và làm sao tạo được nhiều khoảnh khắc đáng nhớ nhất. Ngoài mình bạn Yến hô hào, có mấy bạn nữa cũng hào theo, song thấp cổ bé họng cũng không làm được trò trống gì. Vào cái thời này, bạn Yến mới hiểu con người bèo bọt như thế nào với nhau. 
  Về chuyện làm kỉ yếu, có người nói thắng với bạn Yến, tớ chẳng có kỉ niệm gì, chẳng quan tâm gì, nên chẳng cần....Bạn Yến đắng miệng....Con người sống trong tập thể, không có cảm tình với tất cả thì hẳn cũng là một, hai người, không thích một số nhưng cũng không phải là ghét tất cả...gặp nhau, học với nhau, không thể coi như không quen biết...người ta sống nhạt quá...nhỏ quá...cái đó chẳng để làm gì...bạn Yến không còn gì để nói. Nếu như người ta coi chẳng có gì để nhớ thì sự nhiệt tình và yêu mến của bạn Yến cũng chẳng là gì với người ta..bạn Yến hoang tưởng...nếu như mình có gắng thể hiện sự quyết tâm thì những người khác sẽ theo mình làm...bạn Yến đã quá tự tin vào bản thân...và cho đến khi bạn nhận được những thái độ lạnh lùng, những lời nói thẳng căng như thế, có ai hiểu bạn Yến sốc đến nhường nào. Bạn Yến hiểu con người từ tứ xứ, tính cách có khác chút, nhưng cũng là những con người chứ, bạn Yến thực sự không hiểu hai chữ "đoàn kết" ở miệng một số người....
 (hết nửa phần 1)

6 thg 10, 2013

Chuyện của cô và anh

  Cô yêu anh đến nay cũng ngót 10 năm rồi. Năm nay cô 23, chắc cô biết yêu từ lúc tâm sinh lí thay đổi. Hồi ấy, cô và anh học chung một lớp. Lại một mối tình đầu khó phai. Cô cũng không biết anh yêu cô đến thế nào? Hay đại loại là có đi đến đâu không? Chỉ là mến rồi yêu. Chuyện tình của cô là như thế. Cô dệt nên một chuyện tình mơ màng như phim Hàn Quốc (giống cái kiểu yêu rồi thì sẹo cũng biến thành hoa sim thơ mộng).
 Nhiều lúc cô nghĩ, cô không hi vọng gì về mối tình này, nhưng có lẽ do lâu quá thành thói quen. Thói quen làm cô lầm tưởng. Cô không biết mình đúng hay sai? Mình ích kỉ hay ngốc nghếch? Cô chỉ muốn tìm một người thực sự hiểu mình, thực sự biết những điều mình muốn. (kiểu bạn gái hắt xì hơi là bạn trai khoác ngay cho một chiếc áo ấm áp, kiểu chậm nhẹ đến từ phía sau và ôm qua vai, kiểu chẳng cần nói nhiều chỉ cần nắm tay đi ngửi hoa sữa (cái thứ hương mà cô rất thích)...). 

  Nhưng thời gian làm con người đổi thay. Khoảng cách làm con người ta xa nhau. Có lẽ yêu nhau lâu quá nên dần thấy nhàm chán. Những cuộc nói chuyện của họ luôn rơi vào cảnh ông nói gà, bà nói vịt. Có thể nghề nghiệp làm nên tính cách họ, giọng điệu họ. Lần này, thì cô đã cãi nhau thực sự với anh. Mà lí do thì to hơi mục đích. Chung qui cũng vì một câu nói. Một câu bông đùa mà người nghe không hiểu hay cố tình hiểu theo kiểu suy luận logic của mình là đúng. Họ không nói chuyện. Điều này làm cô càng bứt giứt hơn. Ở đời, cô ghét nhất kiểu người luôn tự suy diễn mà không đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy nghĩ, cô không thích bị hiểu nhầm, cô không thích điều đó. Càng nghĩ, cô càng cảm thấy buồn. Cô không biết nên từ bỏ hay níu kéo cuộc tình này. Chỉ là vì cô đã quen như vậy!
  Ngày sinh nhật anh. Một ngày đầu đông lành lạnh. Hương hoa sữa vẫn còn nán lại đâu đây. Thơm ngào ngạt. Giá như họ không giận nhau thì mùa hoa sữa này đã có tên họ. Cô tự tay đan cho anh một chiếc khăn len. Người ta nói đan khăn thì tình yêu sẽ không bền. Nhưng kệ vậy, từng ấy năm yêu nhau cô chưa có một món quá nào cho anh cả. Một chiếc khăn len, màu xanh da trời (màu cô thích, không phải màu anh thích).
  Buổi sáng hôm ấy, cô nhắn tin : " chúc mừng sinh nhật anh. em có quà muốn tặng anh. 6h, em đợi anh trước cổng trường." Ngày hôm đó, cô làm việc gì cũng không yên. Chỉ mong cho trời chiều thật nhanh, đến 6h thật nhanh. Anh không nhắn lại. Anh có đến hay không? Nếu anh đến thì phải làm sao đây? Cả ngày cô bị những suy như vậy bao quanh.
  6h kém 15', tan học, Anh vẫn chưa đến. Còn 15 phút nữa cơ mà. 6h, Anh vẫn chưa đến. Chắc là đang tắc đường đây. 6h15', Anh vẫn chưa đến. Hay là có việc gì? Hay là anh ko nhận được tin nhắn. Nhưng máy đã báo là tin nhắn được gửi thành công mà! Cô bồn chồn. 6h30', thành phố đã lên đèn từ lâu, người và xe vẫn tấp nập qua lại, Anh vẫn chưa đến. Cô lặng lẽ ra về....
   Hà Nội về đêm, náo nhiệt quá. Hàng quán đèn bật sáng trưng. Người ra, người vào ồn ào. Cô khịt khịt cánh mũi, cố hít cho hết mùi hương hoa sữa cuối mùa. Cứ như thể là cô sẽ không được ngửi nó bao giờ nữa. Chậm chậm, cô lê những bước chân nặng nhọc cùng tiếng thở dài thanh thản về nhà. Con đường bận bịu quá. Dưới gầm cầu, hai cha con em nhỏ đang ôm chặt lấy nhau vì giá lạnh. Họ kiếm được vài thanh củi ở đâu đó, đốt thành một ngọn lửa nhỏ. Mắt cô bé vô tự lự vào dòng người đang băng qua màn sương mù dàn buông xuống. Cô đứng lại, ngắm nhìn hai cha con cô bé. Cô bé chỉ có một chiếc áo mỏng mùa hè, đang nép vào người cha khắc khổ của mình. Cô lại ngần, quàng lên cổ cô bé chiếc khăn len màu xanh. Họ không nói một lời nào và cô cũng thế....tất cả đi về trong bóng tối....

28 thg 9, 2013

Chuyện cuối tuần

 Ngày cuối tuần thật đẹp. Nắng vàng ươm, ấm áp, gió nhẹ và bạn Yến mặc bộ sườn xám thật đẹp. Chậu hoa Thanh Tú của Mộc tặng Yến càng ngày càng đẹp. Những bông hoa nhỏ màu xanh lấp ló ngoài ban công. Áo Yến cũng màu xanh, màu mà Yến rất thích, màu xanh bao la của bầu trời, của biển.
  Bạn Yến không ra ngoài, không đi đâu, chỉ ngồi mặc thật đẹp, nhâm nhi li cà phê, nhấm nháp mấy cuốn truyện và ngồi lảm nhảm mấy chuyện này.
  Đôi lúc bạn Yến cũng thấy buồn chán. Giá như bạn Yến có thể mặc váy đẹp, tung tăng ra ngoài lúc này, chắc bạn Yến xinh lắm. Nhưng bạn Yến có một tật xấu, đó là tật nói luyên thuyên. Bạn Yến hoạt ngôn. Bạn Yến làm cho người ta hiểu lầm vì mấy trò đùa nghịch hơi quá. Bạn Yến cũng rất nhớ. Nhưng vì bạn Yến nhận thấy rằng có mình bạn nhớ, mình bạn nhớ, mình bạn để dành tình cảm.
 Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như mình mong muốn. Cô giáo bạn Yến tặng bạn một món quà có chữ "tâm tương sự thành", bạn Yến rất quí nó. Bạn Yến thấy cũng chẳng nên buồn vì những chuyện đó. Bạn Yến sẽ mặc đẹp, nhâm nhi cà phê và nhấm nháp truyện giả tưởng.
 Cho một ngày cuối tuần cô đơn......

27 thg 9, 2013

Câu chuyện kể về cậu bé mùa đông và cô bé mùa hè

    Cậu đến từ mùa đông. Mùa lạnh giá nhất trong năm. Mùa luôn mang đến nỗi buồn cho con người. Người cậu lúc nào cũng lạnh buốt, khiến cho ai lại gần cũng phải co lại vì gió lạnh. Tất cả mọi người lẩn tránh cậu. Họ quí những cái chăn ấm, cái lò sưởi, cái áo bông...hơn là cậu. Mặc dù cậu có khuôn mặt rất đáng yêu và luôn lễ phép chào hỏi mọi người.
   Cậu rất thích cô bạn mùa hè. Cô bạn lúc nào cũng tươi tắn như ánh nắng mặt trời và nhiều lúc cũng đỏng đảnh, ngũng nghịu và nóng tính...Những lúc đó, cậu thường không thể hiểu nổi cô bạn mình. Nhưng cũng giống như cơn mưa mùa hạ, ào một cái là xong, cả hai người lại vui vẻ như trước.  Mỗi khi chơi cùng cô bé, cậu thấy rất vui. Cô bạn ấm áp, nhiệt tình.Chính điều đó đã xua tan cái lạnh giá của cậu. Mỗi khi cậu bé đi cùng cô bạn, mọi người đều rất thích thú giống như họ đang thưởng thức một ly nước mát trong mùa hè nóng vậy, hay việc ngồi bên cạnh lò sười ấm áp vào mùa đông.
 Thế nhưng một điều rắc rối đã đến. Con người bắt đầu thấy băn khoăn vì họ không biết phải mặc quần áo như thế nào khi đó. Nếu họ mặc quần áo ngắn thì sẽ rất là lạnh khi họ gặp cậu bé, còn nếu như mặc áo bông dày thì rất là nóng khi gặp cô bé. Và không ai thích việc phải thay đi thay lại nhiều bộ quần áo trong một ngày, vì hai cô cậu tùy đâu là đến đó. Họ tìm đến bên hồ, nơi hai cô cậu vẫn thường chơi đùa. Cậu bé thích làm cho nước đóng băng còn cô bé lại làm cho nước tan chảy ngay sau đó. Nhiệt độ thay đổi quá đột ngột làm cho nhiều cá ở hồ đã chết. Loài người kéo đến và than thở với cậu bé mùa đông cùng cô bạn mùa hè. Họ nói, họ không chịu đựng được mùa hè có tuyết rơi và mùa đông băng lại tan chảy, và họ không biết làm thể nào trồng cây trong thời tiết như vậy, và rằng hai bạn nhỏ không được chơi cùng với nhau nữa.
 Vì thế họ đã nhờ cô Xuân và cô Thu trông nom hai bạn. Và một năm hai bạn chỉ được gặp nhau hai lần đó là vào đầu Xuân và đầu Thu mà thôi.
 Vì vậy mà lúc mùa Xuân bắt đầu, trong cái giá lạnh của mùa đông chúng ta bắt gặp những tia nắng vàng tươi, chói sáng của cô bạn mùa hè tinh nghịch và khi mùa Thu sang, trong ánh nắng vàng ươm những con gió se lạnh của cậu bé ùa xuống vui vẻ khi gặp được cô bé...Và cứ như vậy, một năm chỉ có 2 lần họ mới gặp mặt, nhưng không bao giờ ở bên cạnh nhau lâu......
( có lẽ mình ko có khiếu...@@@@@@#)

26 thg 9, 2013

Chuyện Yến và Mộc (phần 2)

Yến học bài, Mộc chạy vào hỏi:
-Yến làm gì đấy
- Yến học bài
-Học bài gì đấy
Thấy Yến không trả lời, Mộc bèn cầm quyển sách nhìn đăm chiêu, giở ra đọc...
- Gi, Qui, Ka.....Bánh Đa Cua....gập sách chạy về....
(nó vừa đọc cái gì vây????)

Chuyện của Yến và Mộc (phần 1)

A Mộc 2 tuổi nhưng rất lanh lợi, lắm lời, hoạt bát và luôn có những pha...không đỡ được. (Những câu chuyện dưới đây là một trong những pha điển hình).
 Yến đang sắp đồ. A Mộc thấy vậy liền hỏi:
-Yến đi đâu đấy?
- Yến đi lấy chồng đấy.
A Mộc nhăn mặt, chun mũi
- Không Yến ở với Mộc cơ....
(em biết lấy chồng là gì à?)

23 thg 9, 2013

Chuyện con gái tuổi 23 (phần 2)

Sinh nhật Yến tuổi 23, anh em đông đủ, bạn bè Yến cũng sang..hà thích thật...Nến của Yến có hai con số và cũng đang to dần...Yến hơi bần thần....Nhà nhốn nháo vì lũ em nhít nhít lắm mồm...Lúc thắp nến, trông Yến hơi sến....Mẹ Yến đứng một góc nhà, cười mủm mỉm, thỉnh thoảng lại tủm tỉm...Yến thồi nến xong , Mẹ ngọt ngào, giọng dạt dào....
- Bằng tuổi mày bây giờ mẹ có mày rồi đấy...Xem thế nào đi nhé....
 Yến phì cười nhưng hơi đờ người...Mẹ buồn cười như bác Mười....

Chuyện con gái tuổi 23

Yến đi làm về, người mệt nhoài, chân tay rã rời. Hôm nay, vừa học vừa đi làm thật là mỏi, đã thế về nhà lại còn việc nhà,mà không làm là không chịu đựơc. Yến ở sạch không thích luộm thuộm....Tắm xong, người khoan khoái, Yến ăn cơm tối....Tèng teng tèng teng...Mẹ Yến gọi. Nghe điện thoại, giọng mẹ hớn hở...
- alo bù lu đen sô...Yến ơi mẹ lại có thiếp mời
Yến hoan hỉ hỏi mẹ: Mẹ lại được đi ăn cỗ ai đấy???????
- Cái Hương bạn mày đấy. Con bé thế mà đã lấy chồng rồi...(giọng mẹ Yến lại đong đưa)....Hà, thích thật....Con xem thế nào đi nhé...
 Yến ăn cơm, tí thì nghẹn. Mẹ Yến đùa ngang như cua.....Haizzzzzz

Câu chuyện lịch sử từ một câu ca dao.

 Trong những chương trình truyền hình thực tế gần đây, "The voice kids" dường như nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Phải nói là chương trình đã có công phát hiện những tài năng nhí ở khắp mọi miền đất nước. Nhìn vào đó chúng ta cũng nên có một phần yên tâm vì sự phát triển của thế hệ trẻ. Ngoài giọng ca dân gian trời phú Phương Mỹ Chi, quán quân Quang Anh cũng là một cái tên gây được nhiều ấn tượng với khán giả. Chuyện dông dài trên cũng chỉ muốn đi đến một bài hát rất thành công của Quang Anh_nghệ sĩ nhí mà tác giả bài viết này rất yêu mến, đó là bài Quê Nhà của nhạc sĩ Trần Tiến. Bài hát có sử dụng câu ca dao mà dường như ai trong số chúng ta cũng từng nghe qua, từng thuộc nhưng ít ai biết được  câu chuyện xung quanh câu ca dao này:
" Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay"
 Chuyện kể rằng, vua Nguyễn Ánh có một người vợ thứ tên là Phi Yến. Bà Phi Yến có tên tục là Răm (Lê Thị Răm). Bà sinh được người con trai có tên gọi là Cải. Năm đó, Tây Sơn truy đuổi nhà Nguyễn. Nhà vua dự định cho hoàng tử Cảnh (là con của Nguyên phi Tống Thị Lan, con trai cả của Vua) sang Pháp để làm con tin, xin cứu viện. Bà Phi Yến khi ấy đã kiên quyết khuyên vua không nên "cõng rắn cắn gà nhà" đã làm vua rất tức giận. Vua bèn giăm giữ bà trong một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ (nay gọi là Hòn Bà, nằm trong quần đảo Côn Đảo). Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển, hoàng tử Cải khi ấy nằng nặng đòi theo mẹ. Nhà vua tức giận đã ném hoàng tử xuống biển. Xác hoàng tử trôi dạt vào làng Cỏ Ống, được nhân dân vướt và lập đền thờ. Còn về bà Phi Yến, có giai thoại kể rằng , bà  được một con hổ cứu về làng Cỏ Ống chăm sóc phần mộ hoàng tử Cải.
  Câu ca dao được ra đời trong hoàn cảnh đó để bày tỏ cảm thương với nỗi lòng của bà Phi Yến. Là mẹ mà không bảo vệ, không cứu được con. Và cho đến bây giờ câu ca vẫn còn được hát mãi cho đời sau, nhắc lại câu chuyện đau lòng của một người mẹ yêu con, yêu nước.

29 thg 8, 2013


Người ta nói, phàm những sự vật đối lập nhau nhưng lại luôn gắn liền với nhau. Giống như trong hạnh phúc có khổ đau. Trong may mắn có mất mát. Trong gặp gỡ có chia li.....trong đen có trắng. Trong sự tinh khiết, ngây ngô có cả những mưu mô, toan tính...Rất muốn viết về những điều gì đó tốt đẹp. Một thứ mà người đọc khi đọc lên thì cảm thấy yêu bản thân mình và yêu thế giới. Để cho những người mới bước vào đời có thêm sự lạc quan...Thế nhưng chẳng thể làm cách nào thanh lọc được suy nghĩ, hướng nó theo cái cách tích cực là ca ngợi cuộc đời, ca ngợi con người.
   Con người đâu có vĩ đại đến mức được ca ngợi. Cuộc sống đâu có hoàn hảo và đầy sắc màu đến mức được ca ngợi. Bạn biết trong những khuôn mặt kia, ẩn sau những lời nói bắt tai là những điều khó lường với bạn. Nhưng bạn vẫn phải cười, phải nói, phải nhìn ngắm người ta. Chúng ta chẳng thế làm gì ngoài việc nhận định đó là cuộc đời_phù phiếm, tẻ nhạt. Trong rất nhiều những nốt xanh hiển thị trên face chẳng mấy ai có thể nói chuyện. Người ta chọn cách nói với tất cả, đó là chia sẻ trạng thái. Và nhiều người like, người ta like nhưng ít ai cmt hỏi thăm bạn. Xung quanh bạn có biết bao nhiêu là người, nhưng bạn vẫn là người cô đơn.
   Cô đơn một buổi đi về
Gió thu lướt nhẹ giọt buồn trên môi
  Cô đơn một của tôi thôi
Nắng ơi rót nhẹ cho tôi hạt sầu

24 thg 8, 2013

Pha tạp.....

Cafe pha nước nóng
Lắng dọng cặn, chảy giọt đắng
Cafe đen không bắt măt
Nhưng thơm nồng
Chút đường thơm
Ngọt và đắng hòa làm một......
Người nói có Tín mới có Yêu
Có cả rừng Điều mới chiều được  em
Yêu em anh chẳng dám thèm
Một ly Giọt Đắng
Một Dòng Thời Gian....

Có bao nhiêu tình............Tình........

Tình yêu là một phép mầu
Ai yêu cũng bẩu người yêu mình tài
Cho dù cũng chẳng đẹp trai
Ai yêu cũng nựng "anh zai nhà mình". 


 Tình yêu đứng nửa chữ Tình
Người yêu chỉ biết có mình người yêu
Tình yêu một chút cũng chiều 
Biết bao Tình khác cho diều đứt dây.....

Đời.....












Con đường dài và hẹp
Lối đi nhỏ chen ngang
Giữa nhiều tầng zích zắc
Ai là người cùng ta?

23 thg 8, 2013

Dream on (cứ mơ đi)

 Giấc mơ, tuy không hiện hữu ngày trước mắt, nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy. Nhưng giấc mơ không thể thiếu trong tâm hồn. Vui ta mơ, buồn ta mơ và mơ nhiều nhất là lúc ta cô đơn. Một giọng hát trầm buồn, những giọt nhạc vương vãi khắp quanh. Giống như lạc, như cái cách mà người ta thường cho là "điên, cuồng, ngu, ngộ". Thiết nghĩ tại vì cái tham, sân , si quá lớn trong con người. Tham lam, đến mơ cũng tham lam. Người ta thường mơ về những gì người ta không có được trong thực tại. Mơ rằng mình có, mơ rằng mình được, mơ và cứ mơ đi. Mơ chẳng mất tiền mua, mơ chẳng mất thuế thân, thuế thu nhập và chẳng ai đọ giấc mơ xem thiệt hơn.
  Ghét cái thói đời, thích cười nhạo nhau cho sướng cái miệng. Người tự trọng thấy nó là điều nhục nhã. Người đứt dây thần kinh tự trọng thấy đó là niềm hạnh phúc vì được sống trong "cửa miệng người đời". Là con người nhưng thật khó hiểu hết con người. Đố ai làm được bảng phân loại con người, giống người, phẩm người và thói người.

   Cớ sao lại cười, cớ sao lại nhạo báng người khác, hay đó là thú vui của con người. Người ta ngủ mớ thấy ác mộng, hoảng hốt kêu than. Người mơ thấy chuyện vui thì mỉm cười. Nhưng mấy ai nhớ được đầy đủ giấc mơ hạnh phúc hơn là ác mộng ghê người?
  Trạng thái của kẻ mộ đạo chân chính là luôn dằn vặt "ta đã làm gì cho cuộc sống hôm nay".....Trong khi ta ngẫm nghĩ nên hay không nên, làm thế nào cho người khác vui và thoải mái, đối xử ra sao cho hợp tình, hợp lí, ngẫm sâu về cái khổ, thổ lộ về nỗi đau. Nhưng than ôi. Khi ta ngồi và suy nghĩ thì không biết chừng có kẻ đang âm mưu cho ta dạo chơi một vòng địa phủ. Người tốt, người xấu, ta có cả hai. Nhưng ta lại không biết cách cân bằng và điều chỉnh hai cái trạng thái ấy để cho phần về mình luôn là lợi ích. Đó ắt hẳn là hành động của những kẻ ngu xuẩn. Và ta là một kẻ ngu xuẩn, ngốc nghếch. Bây giờ thì ko có rừng bạch dương, không có gốc bạch dương cổ thụ, và ta không  thể là Ivan ngốc nghếch gặp may được đâu.
  Dream on trong những câu chuyện cổ làm ta thanh lọc tâm hồn. Khát khao về tuổi thơ. Quả thực, không thời gian nào đẹp bằng "thời thơ ấu".......

22 thg 8, 2013

Về ông Bụt

1. Nguồn gốc từ Bụt trong dân gian:

Đạo Phật đến nước ta vào đầu Tây lịch khi nhân dân Việt Nam đang sống  những tháng ngày nô lệ Bắc thuộc. Người dân Việt Nam lúc bấy giờ chỉ cầu mong một cuộc sống tự do, thanh bình, giải thoát khỏi những gông kiềm ngoại quốc. Trong hoàn cảnh đó Phật giáo đã xuất hiện và mau chóng trở thành chỗ dựa tinh thần cho một dân tộc đang bị mất nước. "Phật giáo lấy lý tính làm chủ đạo, lấy sự giác ngộ để giải thoát, giải cứu"(1) vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi Phật giáo hoà nhập vào tín ngưỡng dân gian, trở thành nơi gởi gắm niềm tin của nhân dân lao động.

"Phật - tiếng Phạn là Buddha (âm Hán Việt là Phật Đà, gọi tắt là Phật) nghĩa là bậc giác ngộ viên mãn. Từ tiếng Phạn Buddha, người Việt Nam ngày xưa đọc là Bụt"(2)

"Chúng ta thấy cái tên đức Chúa hay đức Mẹ truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI kể đến nay đã hơn 400 năm mà vẫn chưa thể nào quen với tâm lý dân tộc. Trái lại cái tên Bụt, Tiên cũng là mượn của những thứ tôn giáo ngoại lai nhưng đã trở thành truyền thống, vì từ rất xưa, những tôn giáo này đã từng hoá thân vào đời sống dân tộc, chấp nhận những thứ thanh lọc gay gắt, trở thành tôn giáo chung chi phối tâm linh của cộng đồng"(3)

2. Sự chuyển nghĩa từ đức Phật tôn giáo đến ông Bụt dân gian:
Từ khi hòa nhập vào tín ngưỡng dân gian và được dân gian hóa thì hình tượng Bụt trong dân gian không còn nguyên vẹn ý nghĩa là bậc giác ngộ như trong giáo lý đạo Phật. Bụt không còn là một đấng Thích Ca uy nghiêm trầm mặc ngự trên toà sen cao chín bệ ở trong các ngôi chùa nữa. Mà Phật bây giờ đã trở thành Bụt - một ông Phật của dân gian, một vị thần của dân gian, một ông Bụt hiền, Bụt lành đầy quyền năng phép màu nhưng không cao siêu huyền bí mà gần gũi cạnh bên. Bụt trong tâm thức của dân gian là một ông thần Thiện có quyền năng tuyệt đối, có thể nghe thấu được mọi ước vọng, mọi lời cầu xin của người bất hạnh, nghèo khổ. Ông Bụt luôn luôn xuất hiện bên cạnh những người chân thật hiền lành, yếu đuối khi họ bị các thế lực mạnh hơn ức hiếp. Ông Bụt còn là vị quan toà đứng ra giải quyết mọi bất công trong xã hội dân gian xa xưa, trừng trị kẻ ác đem lại thanh bình yên vui cho người nghèo khổ, hiền lành.

 Từ một con người của tôn giáo, đức Phật trở thành một con người của dân gian, được dân gian âu yếm gọi bằng một cái tên thân thương, bình dân là  "Bụt". Ông Bụt ấy không mặc áo cà sa, không xuống tóc, không ngồi xếp bằng dưới bóng cây bồ đề mà lại xuất hiện trong hình dáng của một ông già râu tóc bạc phơ giống một ông Tiên hơn là một đức Phật.

"Các nhân vật vốn là biểu tượng của tôn giáo như Bụt, Tiên, Ngọc Hoàng ... đều đã được cái nhìn thực tiễn của dân gian - dân tộc nhân cách hoá để trở thành lực lượng cứu tinh đối với mọi người dân cùng khổ.."(4)

Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo nhưng qua  nhiều biến động lịch sử và qua sự thanh lọc gay gắt của thời gian, của tâm lý dân tộc thì những tôn giáo còn tồn tại trong tín ngưỡng dân gian không nhiều. Qua lịch sử văn học dân gian ta có thể thấy được Phật giáo chính là tôn giáo phù hợp nhất với tâm lý của nhân dân lao động Việt nam và đã chiếm lĩnh hoàn toàn đời sống tinh thần của họ. Dù được chuyển hoá dưới hình thức nào đi nữa như là một ông Tiên hay một ông Thần thì ta vẫn biết đó chính là đức Phật Thích Ca được nhìn qua con mắt của người dân lao động.

Từ biểu trưng tôn giáo, hình tượng Bụt đi vào dân gian và được thể hiện bằng nhiều hình ảnh đặc sắc trong văn học. Đặc biệt trong tục ngữ, ca dao hình tượng Bụt đã được chuyển hóa với nhiều hàm nghiã phong phú. Tùy theo tính chất đặc trưng cuả từng thể loại, ý nghĩa của hình tượng Bụt được thể hiện khác nhau trong tục ngữ, ca dao.

3. Những xu hướng chung quy định sự hình thành các hàm nghĩa của hình tượng Bụt trong tục ngữ và ca dao:

a. Hình tượng Bụt trong tục ngữ:

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa,  nghĩa đen và nghĩa bóng (nghĩa đen là nghĩa gốc chỉ ý nghĩa trực tiếp, ý nghĩa ban đầu khi mới hình thành câu tục ngữ. Còn nghĩa bóng là ý nghĩa được lan tỏa, mở rộng qua quá trình lưu truyền trong không gian và thời gian)

Lối nói bằng tục ngữ thường là một lối nói ẩn dụ, hình thức thể hiện súc tích, giàu hình ảnh, do đó có tác dụng truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, để nói lên những tư tưởng thâm trầm, những khái quát rộng rãi.

Tục ngữ là tấm gương phản ánh, qua lời nói hàng ngày, mọi biểu tượng của đời sống dân tộc và quan niệm của nhân dân về lao động, về các hiện tượng lịch sử xã hội, về đạo đức, về tôn giáo.(5)

 Hình tượng Bụt trong tục ngữ thường được thể hiện dưới nhiều lớp nghĩa phong phú, nghĩa đen thường là để chỉ việc thờ cúng Bụt trong tín ngưỡng dân gian, các cúng phẩm như  hương, xôi, oản, lộc Bụt... cũng được nhắc đến nhiều lần. Đồng thời cũng có không ít các câu tục ngữ nhắc đến các cơ sở vật chất có liên quan đến tôn giáo như chùa chiền, bệ thờ,  đất nặn Bụt, phong cảnh Bụt, áo cà sa, tiền Bụt.... Qua đó nhân dân lao đã thể hiện thái độ tôn kính, sùng bái hay thân mật, gần gũi của mình đối với ông Bụt - đức Phật Thích Ca trong tâm thức dân gian.

 Nghĩa bóng của những câu tục ngữ có hình tượng Bụt đa số là dùng để nói đến các phạm trù đạo đức, lối sống, cách cư xử hàng ngày của người dân lao động. Qua hình tựơng Bụt nhân dân thường có ẩn ý khen ngợi những con người hiền lành, sống có nghĩa, có nhân trong xã hội. Đồng thời cũng qua đó mà ám chỉ phê phán những kẻ giả danh tôn giáo làm điều xằng bậy. Sâu xa hơn trong ýnghĩa của những câu tục ngữ này là lời khuyên răn chân thành của cha ông đối với con cháu, hãy nghe theo lời Phật mà làm lành tránh dữ, siêng năng thờ cúng để được đấng thiêng liêng phù hộ độ trì.

b. Hình tượng Bụt trong ca dao :

 Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca dã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy....hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể "bẻ" thành những làn điệu dân ca. Ca dao - dân ca dù được biểu hiện dưới hình thức nào đi nữa cũng đều tập trung phản ánh một cái tôi trữ tình tập thể: tâm hồn nhân dân lao động, tâm hồn dân tộc Việt Nam(6)

 Hình tượng ông Bụt trong ca dao không được thể hiện tập trung như là trong tục ngữ. Đa số nội dung của các câu ca dao thường là mượn hình tượng Bụt hoặc những vấn đề có liên quan đến Bụt để nói đến một nội dung, ý nghĩa khác nhiều khi chẳng ăn nhập gì với hình tượng Bụt đã dùng trong câu mở đầu. Hình tượng Bụt đôi khi chỉ là một cái cớ để dân gian triển khai một ý đồ khác.

 Cũng như vậy, ở một số bài ca dao hay đồng dao có dung lượng cỡ từ 10 câu trở lên dù có nhắc đến hình tượng Bụt cũng không chứa đựng một ý nghĩa đặc biệt gì về Bụt mà chỉ là "nhân tiện" nhắc đến Bụt cùng với các sự vật khác. Vì thế ở những câu ca dao này hoàn toàn không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà cũng chẳng phải là thể hiện ý nghĩa của tín ngưỡng dân gian .

 Ở những câu ca dao tập trung vào hình tượng Bụt thì thường gắn liền với các hình thức thờ cúng, nhắc đến ngày rằm hàng tháng hay các ngày lễ lớn hàng năm của đạo Phật. Có nhiều câu miêu tả kiến trúc chùa chiền, các đạo cụ dùng trong nghi lễ như mõ, chuông .. và tất nhiên cũng không quên nhắc đến những người tu hành theo đạo Phật như sư, vãi...

 Một đều đáng lưu ý hơn nữa là có một bộ phận các câu ca dao sử dụng lại tục ngữ có hình tượng Bụt trong nội dung của mình. Vì thế khi đi vào phân tích ý nghĩa của các câu ca dao này ta lại dễ dàng bắt gặp ý nghĩa của những câu tục ngữ đã được phân tích ở trên




Câu chuyện của Lợn

"Ban đêm, lợn đực lúc nào cũng thức để trông cho lợn cái. Nó sợ, thừa lúc chúng ngủ say, người ta sẽ đến bắt lợn cái đem đi thịt.

Ngày lại ngày, lợn cái càng béo trắng nõn nà, lợn đực càng gầy đi trông thấy.

Đến một ngày, lợn đực tình cờ nghe được ông chủ nói chuyện với tay đồ tể. Ông ta muốn thịt lợn cái đang béo tốt. Lợn đực nghe vậy mà lòng đau khổ khôn cùng.

Thế là từ lúc đó, tính tình lợn đực thay đổi hẳn. Mỗi lần ông chủ mang đồ ăn đến là lợn đực ta giành ăn bằng sạch, ăn xong nó lại nằm ườn ra ngủ như chết. Nó còn nói với lợn cái, từ giờ ban đêm phải canh gác thay cho nó. Nếu phát hiện ra không chịu canh thì nó sẽ không bao giờ quan tâm đến lợn cái nữa. Thời gian qua đi, lợn cái cảm thấy lợn đực càng ngày càng không để ý gì đến mình nữa. Lợn cái buồn bã, thất vọng vô cùng. Còn lợn đực hàng ngày vẫn vô tư, vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.

Ngoảnh đi ngoảnh lại một tháng qua đi, ông chủ dẫn tay đồ tể đến chuồng lợn. Ông ta thấy lợn cái trước đây đẫy đà, nõn nường là thế giờ chẳng còn lại được bao nhiêu thịt. Còn lợn đực lại trở nên béo trắng hẳn ra. Lúc này, lợn đực ta liền chạy thục mạng xung quanh chuồng, nó muốn thu hút sự chú ý của ông chủ, chứng tỏ nó là con lợn béo tốt, khỏe mạnh.

Cuối cùng thì tay đồ tể cũng bắt lợn đực đi. Khoảnh khắc bị lôi ra khỏi chuồng, lợn đực vẫn cười và nói với lại với lợn cái: “Sau này em nhớ đừng ăn nhiều nhé!” Lợn cái đau xót cùng cực, định xông ra theo chồng, nhưng cửa chuồng đã đóng sầm trước mặt nó. Qua hàng rào tre lợn cái vẫn nhìn thấy ánh mắt chớp chớp của lợn đực.

Tối hôm đó, lợn cái nhìn nhà chủ vui vẻ, quây quần bên nhau ăn thịt lợn, nó buồn bã thả mình nằm xuống nơi trước đây lợn đực vẫn nằm. Đột nhiên nó phát hiện thấy trên tường có dòng chữ: “ Nếu tình yêu không thể diễn đạt được bằng lời, anh nguyện dùng sinh mạng để chứng minh.” Lợn cái đọc xong dòng chữ mà lòng đau quặn thắt.

Loài người nghe xong câu chuyện tình đẹp mà buồn này không khỏi động lòng. Chị em nữ giới để tưởng nhớ mối tình này, bắt đầu đua nhau giảm béo…"

Tình đẹp như mơ

LỜI BÀI HÁT
梦里 - 周杰&林心如
meng li ting dao ni de di su yao wei wo zhe feng shuang yu lu

meng li ting dao ni de hu huan yao wei wo zhu ai de gong qiang


yi ju yi ju yi sheng yi sheng su shuo zhe di lao he ti
an huang

yi si yi si yi lv yi lv su shuo zhe di jiu he tian chang


meng li kan dao ni de yan guang shan yao zhe wu jin de qi wang
耀

meng li kan dao ni de lei gua
ng ning ju zhe wu jin de chi kuang


yi ju yi ju yi sheng yi sheng su shuo zhe di lao he tian huang

yi si yi si yi lv yi lv su shuo zhe di jiu he tian chang


wo
tian cang cang di mang mang ni shi wo yong heng de yang guang
...
shan wu leng tian di he ni shi wo yong jiu de tian tang


21 thg 8, 2013

Tạm biệt nhé!

Nếu mai này con phải đi xa
Sẽ nhớ lắm sân trường đầy nắng
Mùa hè đến xôn xao kỉ niệm
Cánh phượng hồng e ấp tuổi thơ

Nếu mai này con phải đi xa
Chắc nhớ lắm cây bàng, hàng ghế
Giờ ra chơi vui đùa nghịch ngợm
Cô bạn cùng bàn má lúm xinh xinh

Nếu mai này con phải đi xa
Sẽ không quên những ngày nhỏ dại
Buổi đầu tiên mẹ đưa vào lớp
Cô giáo cười tỏa nắng mùa thu

Ngày mai ấy chắc rồi sẽ đến
Đó là ngày con phải xa cô
Cô ơi cô, cô đừng buồn nhé
Con sẽ về vào những mùa hoa.
                   


                   Kí tên: Tú Chim

Thân tặng các cô giáo thân thương, và gửi tới những người bạn thời thơ ấu của tôi. Cám ơn cô đã dạy con nhiều đến thế. Các bạn ơi Yến nhớ các bạn nhiều, có ai ở lớp 5A1 không?

Có lẽ là tình yêu!

   Viết những dòng này trong lúc tâm trạng thật ổn định để cho sau này có biến cố nào xảy ra thì sẽ không hối hận cho những ngày ta đã sốn...