30 thg 7, 2013

Tớ bị ốm

      Bị ốm có lẽ là điều mà đa số người thường rất ghét. Bản chất con người là tham lam. Ăn nhiều, uống nhiều và cũng muốn làm thật nhiều để kiếm nhiều và tiêu nhiều. Lúc họ bị ốm. Họ thường than trời, trách đất, đổ tội lung tung, người nọ lây, người kia nhiễm. Nhưng thực ra nguyên nhân làm họ ốm lại từ chính họ. Là do họ ỷ cơ thể cường tráng, là do ăn uống mất vệ sinh, làm việc quá sức, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ thiếu khoa học...Nói khoa học, thì ngay như bác sĩ chắc gì đã khoa học?Cái nếp sống nông dân đã in sâu và thành "truyền thống văn hóa" và mang đậm đà bản sắc Việt Nam. Bạn có dám ăn sáng xong rồi đánh răng không? Việc đó chắc ít ai làm được. Bố mình bảo là đồ ma. ek ek...làm gì phải tốn xà bông rửa tay, rửa tay nước mưa đã sạch rồi....1 người chỉ có hai tay, nhưng lại làm biết bao công việc nên khó tránh khỏi tay nọ sọ tay kia, công suất nhanh thì tốc độ cũng nhanh, nhanh là ẩu mà ẩu là bẩn thỉu rồi bệnh tật và ốm đau.
     Mình cũng giống như số đông, ghét bị ốm. Mỗi lần bị ốm là đầu óc quay cuồng, nằm yên một chỗ. Mà chẳng hiểu sao ốm là mình cứ ngủ li bì, ngủ dài mà không biết chán. Người nhẹ bẫng chỉ nằm bẹp ở giường. Mà ốm cũng tài. Mới hôm qua còn cười nói vui vẻ, tối giở trời hắt xì hơi, sổ mũi, ngạt mũi và rồi sốt, ngủ li bì. Có lần mình ngủ mà cô bạn gọi đến hai mấy cuộc điện thoại mà ko biết tí gì. 1 mình ở một phòng chẳng ai biết mình bị ốm, nhà khi đó không có ai. Cũng chỉ vì chuyện đó mà có người giận mình.
    Tớ bị ốm, tớ cáu kỉnh và gắt như khỉ. Tớ đá thúng đụng nia, hắt xì hơi liên miên tớ ngửa mặt chửi "sư thằng nào trù ta". Tớ bị ốm, tớ nằm cả ngày ở nhà, không thèm đi đâu. Ai hỏi chẳng thèm thưa. Ai hỏi chẳng thèm nói. Vì lúc đó họng tớ tắc tịt...hi hì... Tớ bị ốm thì người rất khó chịu. Ai mà động vào tớ, ngứa chân là đánh luôn. Chẳng biết sức mạnh ở đâu ra mà đánh được người khác. Tớ mà ốm các hoạt động dừng hết, tớ chẳng có cảm hứng. Tớ bị cấm uống cafe và bị đuổi đi ngủ sớm. Tớ thèm nhưng miệng thì đắng ngắt. Tớ mà ốm thì đơ không chịu nổi. Nói cái nọ sọ cái kia, thở khì khò vì ngạt mũi. Chắc não tớ cũng ốm. Các chức năng ngừng hoạt động hết hay sao ý. Bị ốm thật là khổ sở.....
 Hồi bé, tớ thích nhất lúc ốm. Ốm không phải đi học. Ốm được nằm ngủ cho thật sướng. Ốm được cả nhà quan tâm, chiều chuộng...Nhưng giờ thì tớ ghét ốm cực kì. Hix, tớ mà ốm, nghỉ làm không có tiền tiêu, nghỉ học không có người xin hộ, chép bài hộ. Ốm thì tớ cứ nằm một chỗ cũng chẳng có người hỏi thăm. Bố gọi lên cũng chỉ nhắc là mua thuốc uống vào. Uống thuốc xong lại vật với thuốc mấy ngày. Ốm chẳng có ai nấu cơm cho ăn. Vì tớ là người nấu cơm mà. Tớ không nấu cũng không có cơm. Hix....cũng không có ai nhắn tin hỏi thăm nữa. Ốm thật là buồn.......

21 thg 7, 2013

Chủ Nhật xanh

    Người viết blog đang trải qua những ngày như trong tù ngồi bóc lịch. Với những việc như đếm ngày, nấu cơm, dọn nhà, lướt face, than thở và ngẩn ngơ khi chợt nắng, chợt mưa. Phụ nữ đúng là không thể sống nếu không có tình yêu. Bởi thế mà thượng đế tạo ra Eva để làm bạn với Adam và cũng là để yêu anh ấy. Thật tẻ nhạt nếu như cuộc sống thiếu tình yêu. Bởi tình yêu, bản thân nó đã có đủ mùi vị của cuộc đời.
    1 ly cafe kem, một mảnh vườn nho nhỏ, một chậu hoa xinh xắn, một hương thơm ngào ngạt, một bầu trời màu xanh và một giọng ca mượt mà. Đó là tất cả những gì mà tác giả lung tung của blog cảm nhận trong ngày hôm nay.
     Tác giả là một sinh viên trường sư phạm. Người ta vẫn gọi là những nhà giáo tương lai. Nhưng tác giả vẫn chưa chắc có thể trở thành nhà giáo được hay không. Bởi lẽ tác giả cũng như bao thanh niên khác đang phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp sau khi cầm tấm bằng ra trường. Lý do thứ hai là tác giả là người rất xấu tính, hay chọc khóe những người đã xấu kết cấu cũng chẳng ngon ấy vậy mà cứ lon chon cho mình là nhất, nên có nhiều anti. Hiện cũng chẳng biết anti nhiều hay fan nhiều nữa. Vì thế mỗi nhất cử, nhất động của tác giả đều có thể gây ra những giông tố bất ngờ. (tác giả lại mắc bệnh tự phê). Tác giả cũng không muốn cuốn theo nhưng chuyện thị phi của đàn bà, mặc dù tác giả là một thành phần trong nửa thế giới phức tạp ấy. Tác giả luôn nhận thấy sự khó khăn khi một mặt giữ vững lập trường của mình và mặt khác phải chống chọi với những mánh khóe của đời.
     Trước kia, văn vẻ của tác giả cũng xuất chúng, xuất thần lắm. Hay đến vãi chê (triệu chứng bệnh tự phê). Nhưng rồi tác giả bất ngờ gặp một tai nạn vào đầu nên ô văn xuôi chuyển sang thơ. Tác giả dạo này có hứng viết thơ, thơ tượng trưng mới ác chứ.Nhưng tác giả lại sợ bạn đọc không thể hình dung nổi, suy theo ý riêng lại mất thiêng.
    Tác giả thấy dạo này các bạn trẻ thích nổi tiếng, kheo khoang những mánh khóe khôn lỏi của mình để được sự quan tâm của quần chúng. Mà muốn được quần chúng  quan tâm thì nhất thiết phải tụt quần, xé áo, biến mình thành gáo ộp, chộp ngay một kiểu thất thần và chả ngần ngại show hàng cho zai. Haizzzzzzzz kinh nghiệm là không nên phá hỏng một ngày đẹp trời với những tin tức và những ưu tư về một thế hệ mình sắp tiếp quản có nguy cơ xuống dốc như vậy. Tác giả nhận thấy gai trong rừng quá nhiều nhưng tác giả vẫn phải và sẽ vượt qua để đến được lâu đài. Và tác giả cũng hy vọng có một hoàng tử chờ tác giả ở đó.
                                                                 Viết cho một ngày hỗn độn. Vô thường!

13 thg 7, 2013

Bờ lốc là trò chơi của những kẻ ngốc

  Trước giờ luôn tự nhủ phải ngồi rèn luyện kẻo lại mai một tài năng chưa được khai quật. Người dở hơi, văn dở hơi mỗi tội chưa biết bơi. Mang văn ra để lăng nhăng với đời một chút. Giống cái kiểu ăn kem phải mút chứ đừng có cắn vô. Cái điều này chắc chỉ có mình với người ấy biết.
  Trong một buổi tối đẹp trời này mình rất muốn nổi hứng ngồi cafe, một góc cafe Trầm. Nó vẫn ngồi đấy nhưng mình chẳng thích cái chuyện la cà hàng quán một mình. Đành phải ngồi nhà tự pha cafe. Rồi trò chuyện với cái máy đã bị gãy nẫy này bằng cách bi bô bờ lốc cho đỡ ngốc. Bởi nếu không có ai hiểu mình thì mình phải nói nếu không muốn để quá nhiều những cái lẫn lộn trong đầu, say không say, điên chẳng được, bạc nhược cũng chẳng xong. Nói cũng không mong người hiểu nhưng có điều để biết được ngu ở chỗ nào, nếu bất chợt gặp mưa rào thì còn có cách mà khỏi ướt. Hix nói càng nhiều lại càng điên.
   Đơn giản mình cho rằng cái việc ngồi viết lách và suy nghĩ là việc làm của những kẻ cô đơn. Vào một ngày đẹp trời thế này sao không vi vu đâu đó thay đổi không khí và xả hơi, ngồi nhà, ôm máy tính để sự xinh cứ dần dần đi mất, vào một ngày nào đấy rồi ngất trên cành quất cũng chẳng hay.


ta trở về với riêng ta. Đây là
Góc sân và Khoảng trời

12 thg 7, 2013

Về mới, không mới hay tâm sự của kẻ điên

  Hằng ngày luôn phải đối mặt với những lời cáo buộc nền giáo dục đã lỗi thời và học sinh than phiền về các môn học. Hành trình đến với nghề giáo sao khó thế. Xã hội không còn tín người thầy, học sinh không còn thích học và ngay đến cả bản thân người thầy cũng dần đánh mất những đức tính tốt đẹp mà họ vốn có. À đáng lẽ phải nói là nên có mới đúng.
  Trước họ nói "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Cái buổi kinh tế thị trường , người ta lấy năng suất ra để so sánh. Nghề nào làm được nhiều tiền ắt được đề cao. Nghề giáo viên bèo bọt người ta gọi là chuột. Ấy vậy nên chẳng ai hoan nghênh khi mình vào sư phạm. Người ta hoài nghi, khinh khỉnh và chỉ có nể phục một điều duy nhất là "bọn giáo viên luôn lấy được chồng giàu". Cái suy nghĩ đó khiến nhiều người nghĩ đó là lý do mình bỏ nhiều công sức để theo bằng được cái nghề này. Và đôi khi ngay cả người thân luôn ủng hộ mình , cũng nghĩ điều đó là đương nhiên khi mình theo nghề sư phạm. Mạt nhược quá! Lương giáo viên bèo bọt ăn thua gì mà sống, phải kiếm được một thằng ngon ngon để nó có thể nuôi mình. Phải chăng có nhiều hoàng tử đến thế?
   Cái xã hội này là thế. Học sinh nhỏ, mình có thể lờ đi mấy cái gọi là cách làm giàu để dạy các em cư xử đúng mực, còn học sinh lớn thì mối quan tâm của các em đó là làm sao để trở nên giàu có và nổi tiếng. Thật buồn vì hầu như đó là mối quan tâm của các em hiện nay. Các em làm MV, các em quay video, cởi đồ, khoe thân, làm chuyện nhạy cảm...với mục đích phần nhiều là lấy tiếng tăm chứ đấy đâu phải là khẳng định cá tính gì gì đó. Cá tính như vậy sao? Cá tính của những con vật. Để rồi ngày nào các báo cũng giật tin; nữ sinh cởi đồ, nữ sinh đánh bạn, lộ ảnh sex....Đến lúc một nhà làm phim nào đó phải bức bối bắt kịp xu thế, sản xuất "bóng ma học đường". Nơi thuần khiết, nơi trong trắng không bị ô nhiễm nhất trong cái xã hội đang nghẹt thở này lại có những "bóng ma". Biết đi đâu? Về đâu?
  Ai cũng hô rõ to, phải đổi mới, nhất thiết phải đối mới, đổi mới nền giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu và xu thế thời đại. Những cụm từ đó thậm chí mình thuộc làu từ hồi học tiểu học. Những thông tư mẹ nhận được ghi nhiều về cái đó. Đổi mới. Giáo viên chủ động tích cực truyền dạy những kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Đổi mới cách dạy, phát huy sáng kiến, giờ dạy tốt, tiết học tốt. Nhưng bạn biết không? Cái thang điểm để đánh giá tiết học nằm trên tay các giáo viên đang ngồi dưới dự giờ bạn. Nó được soạn theo những mục đã được hướng dẫn sẵn. Bạn thỏa sức phát huy tính sáng tạo trong giờ dạy và học có thể nghe hoặc ngồi nói chuyện, không nghe rồi chỉ chăm chăm vào cái bảng bạn đã vẽ cái gì trên đó. Bạn có thể dạy rất hay, học sinh hiểu bài nhưng sẽ bị chê bai nếu như chậm 1, 2 phút...Ồ bạn phải là một người cực kì siêu phàm thì mới có thể vừa mới lại vừa làm hài lòng những vị giám khảo cũ kĩ để có thể trở thành một giáo viên.
  Những ý tưởng không phải là không có. Nếu đánh giá nghèo nàn và chưa có tính ứng dụng cao thì hoàn toàn không đúng. Những công trình thạc sĩ, tiến sĩ, báo cáo khoa học hầu như để bỏ ngỏ. Như một thứ trưng bày sự phong phú của thư viện. Để thực hiện cần có kinh phí. Và kinh phí được rót ra từ những người cũ kĩ. Những người cũ kĩ cũng có những lí lẽ riêng của họ, họ tuân theo những qui chuẩn được in vào trí óc từ lâu. Và một nghịch lí đặt ra là những cái mới phải vừa lòng cái cũ. Cái mà người ta vẫn mĩ miều gọi là "phát huy, sáng tạo trên cơ sở truyền thống văn hóa dân tộc". 
  Một người giáo viên không thể thuyết phục hay cũng không nêu được chính xác mục đích của từng bài học với học sinh thì có lẽ cũng không thể bắt học sinh phải thích tiết học đó. Đến bây giờ học sinh cũng chỉ biết " Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Văn học vẫn phát triển từng ngày, cả Xuân Diệu và Hoài Thanh cũng đã cách xa hàng thế kỉ, ấy vậy mà giờ học sinh vẫn chỉ có biết mỗi Xuân Diệu là mới, học sinh chỉ biết có Nam Cao, Ngô Tất Tố...
  Dạo ngần đây, báo chí đưa tin nhóm nhạc nữ SNSD được đưa vào sách SGK của Hàn Quốc đế dạy cho các em về sự phát triển của nền âm nhạc nước nhà. Điều đó cho thấy những  đổi mới trông thấy của nền giáo dục Hàn Quốc. Họ đổi mới từng ngày, từng giờ. Và cái tôi tôn trọng luôn là việc làm đi cùng lời nói. Thế nhưng chúng ta đã hô hào giáo dục đổi bao năm nhưng hiệu quả và sự đổi mới hiện hữu còn xa mới thấy. Sự đổi mới vẫn vòng vo là bỏ hay giữ những tác phẩm này, tác phẩm kia. Bỏ những tác phẩm chiến tranh thì lại sợ học sinh không biết đến yêu nước và cuộc chiến đấu thần kì...và hầu như không nhiều ý kiến thêm mới các tác phẩm. Văn học Việt không phải là không có tác phẩm hay, mà thực ra càng ngày lại càng hay. Tại sao không là "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, tại sao không có những cái tên như Nguyễn Nhật Ánh, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh... những báo cáo, luận văn, luận án tìm thấy nhiều ưu việt từ văn học đương đại. Nhưng để thực hiện được những điều mới mẻ cần phải có một quá trình kiểm duyệt khắt khe. Người ra, người vào, theo dự cảm cái này không ổn, chưa được thuận lợi. Như cái kiểu xưa này người ta lấy bầu nấu canh chứ chưa nghe thấy bầu luộc nên nghĩ sẽ chẳng ra gì. 
  Có suy nghĩ, có hướng làm...nhưng thực hiện khó quá vì rào cản quá nhiều, chuyện "điên, cuồng, ngu, ngộ" sẽ là thường xuyên trong mắt mọi người. Bạn có dám làm không??????????

11 thg 7, 2013

Mưa

Ngoài trời mưa ngâu
Hạt mưa âu sầu
Mưa rơi tí tách
Tiếng gì lạch cạch
Mưa lạnh đêm thâu
Mưa hơi đèn dầu
Ướt đầu thiếu nữ
Mưa reo con chữ
Vào vần thơ tôi
Mưa tạnh mất rồi
Lòng tôi thơ thẩn

10 thg 7, 2013

Tiếng xưa


Tôi nhớ ngày nhỏ dại
Tiếng rao người ve chai
Trưa vang cả xóm chài
Kem mút!kem.kem mút


Cút kít cái vành xe
Chở bao điều kì lạ
Chú kem mút cười xòa
Bọn trẻ con tíu tít

Ía ơi kem mú đấy
Mày mú chứ đừng ca
Con bé bạn gần nhà
Nó gọng ngô, nó bảo

Tôi nhớ ngày đó bão
Nước ngập cả cánh đồng
Lúa phì phò, lúa thở
Bố chèo thuyền qua sông

Những chiều hè lông bông
Mũ nón chả thèm  đội
Theo anh Sáng lập hội
Đi hái cỏ lông chông

Tối về ngồi lòng ông
Ông rung đùi ông kể
Chuyện xa xưa lắm rồi
Ngày ông đi bộ đội

Ông nội ngồi trầm tĩnh
Đôi tay gầy xoa xoa
Cún của ông ngoan nhé

Ngày mai, sẽ, vẫn, cười.

Tứ đại Mỹ nhân Việt Nam

   Nhắc đến cụm từ " Tứ đại mỹ nhân" thì hầu như ai trong số chúng ta cũng đều nhớ đến những mỹ nhân xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Trung Hoa xưa, ít ai có thể kể tên đầy đủ những mỹ nhân Việt Nam. Lịch sử Đại Việt cũng ghi tên nhiều mỹ nhân nhan sắc tuyệt trần và có nhiều ảnh hưởng đến sự hưng vong của các thời đại.
  Các sử gia Việt cũng bình chọn được bốn mỹ nhân tài sắc vẹn toàn và có ảnh hưởng nhất định đến sự hưng thịnh của các triều đại.
  Người đầu tiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam, Lý Chiêu Hoàng, hoàng đế thứ 9 của triều nhà Lý. Bà là con thứ của vua Lý Huệ Tông, sinh vào tháng 9 năm Mậu Dầu (1218), tên húy là Phật Kim, sau được phong làm Chiêu Thánh công chúa. Do vua Lý Huệ Tông không có con trai nên phải lập con gái thứ hai của mình là công chúa Chiêu Thánh làm thái tử rồi đi tu. Thân mẫu của bà là Trần Thị Dung (người sau này làm vợ của Trần Thủ Độ) và chị gái là Thuận Thiên công chúa. Cả hai chị em bà sau này đều làm hoàng hậu của Trần Thái Tông.

Năm Chiêu Hoàng lên 8 tuổi, Trần Thủ Độ đã cho cháu của mình là Trần Cảnh vào cung làm Chánh Thủ hầu hạ Lý Chiêu Hoàng. Hai người gần gũi và có tình cảm rất thân thiết. Lợi dụng thời cơ đó, Trần Thủ Độ đã một tay làm nên cuộc hoán đổi triều đại có một không hai trong lịch sử Việt. Sau khi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông), Chiêu Hoàng được phong làm Chiêu Thánh hoàng hậu, lúc đó bà chưa tròn 10 tuổi.
Tuy nhiên biến cố lại tiếp tục xảy đến với công chúa. Sau 12 năm lấy nhau, Chiêu Thánh hoàng hậu không sinh hạ được một mụn con nào ngoài thái tử Trần Vịnh bị chết non. Sau đó, Trần Thủ Độ đã ép nhà vua lấy chị gái của nàng là Thuận Thiên công chúa hiện đang mang thai 3 tháng là vợ của Trần Liễu (anh trai nhà vua). Nhà vua nhất quyết không chịu, bỏ lên núi đi tu. Nhưng sau đó, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung vừa khuyên giải vừa bắt ép, cuối cùng thì nhà vua cũng đồng ý lấy công chúa Thuận Thiên và phong làm hoàng hậu, phế Chiêu Thánh.
Năm 1258, sau khi đại thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, nhà vua đã gả Chiêu Thánh cho tướng quân Lê Phụ Trần ( tức Lê Tần). Bà sống với Lê Phụ Trần 20 năm sinh hạ được con trai là thượng vị hầu Tông, con gái là Ứng Thụy công chúa. Các sử gia sau này có chê trách vua Trần lấy vợ mình gả cho bầy tôi.
Trong dân gian còn lưu truyền câu ca về thân phận hẩm hiu của vị nữ hoàng duy nhất này:
"Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cảnh bán rao"


Người thứ hai được nhắc đến  là một vị công chúa của triều đại nhà Trần. Đó là An Tư công chúa. Nàng là một trong những mỹ nhân có nhiều những bí mật nhất của lịch sử Việt Nam.

 Là một công chúa của triều Trần song những thông tin về năm sinh, năm mất cũng như quãng đời sau khi bị gả cho quân Nguyên Mông của nàng không hề được ghi chép lại. Có thể nói đây là công chúa có số phận đáng thương nhất và dường như bị  lịch sử bỏ rơi. Nàng là con gái vua Trần Thái Tông, em gái của vua Trần Thánh Tông. Đầu năm 1285, quân Nguyên tiến đánh Gia Lâm, vây hãm thành Thăng Long. Để nghị hòa vua Thánh Tông đã gả công chúa An Tư cho Thoát Hoan (con trai của Hốt Tất Liệt) để quân ta có thời gian nghỉ ngơi chuẩn bị quân lực tiến công. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế mạnh của đối phương, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng, kể cả hoàng thân Trần Ích Tắc đều qui hàng. Chi hậu cục thủ Đỗ Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của Nguyên, nhưng không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân, tức sai người dâng em gái út của mình cho tướng Thoát Hoan để tạm cầu hòa.
Sau, quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải "chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy" để về nước.
Chiến thắng, các vua Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân.
Trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi: Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con. Người con gái họ Trần này có thể là công chúa An Tư, tuy nhiên chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều này.
 Mặc dù triều đại Trần và sử sách có lãng quên nàng song người đời sau vẫn luôn dành  sự kính trọng và cảm phục cho nàng công chúa kiều diễm mà bạc mệnh này. Khoảng trống về công chúa An Tư hy vọng người đời sau sẽ có thể giải đáp được.
  Tiếp theo là Huyền Trân công chúa. Bà sinh năm 1287, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái của vua Trần Anh Tông. Năm 1293, vau Nhân Tông thoái vị, nhưởng ngôi cho con trai là Trần Thuyên (tức vua Anh Tông) lên làm thái thượng hoàng, tu ở Yên Tử. 

Năm 1301, vua nhận lời mời của vua Chiêm Thành là Chế Mân sang chơi vương quốc. Nhà vua đã được đón tiếp nồng hậu và ra về có hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành, mặc dù lúc đó Chế Mân đã có chính thất hoàng hậu. Việc này bị cả triều đình phải đối. Song sau đó, nhiều lần Chế Mân sai người sang hỏi về chuyện cưới xin. Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý làm của hồi môn và vua Nhân Tông đã gả công chúa Huyền Trân về Chiêm Thành. Một năm sau, công chúa hạ sinh được hoàng tử Chế Đa Đa thì nhà vua băng hà. Theo tục lệ của người Champa thì sau khi vua chết thì hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu tự tuẫn. Sứ giả đem tin này về báo cho Anh Tông. Nhà vua đã cử tướng Trần Khắc Cung vượt biển sang cứu công chúa. Trần Khắc Cung đã bày mưu thành công cứu được công chúa trở về bằng đường biển. Nhưng cuộc hải hành này kéo dài hơn một năm mới trở về Đại Việt. Theo "Đại Việt sử kí toàn thư" của Ngô Sĩ Liên, trong thời gian này công chúa đã tư thông với Trần Khắc Cung. Dân gian còn thêu dệt nên những câu chuyện tình lãng mạn của đôi trai tài gái sắc này. Mặc dù vậy nhưng sau khi hồi cung, vua Anh Tông đã không chấp nhận mối tình này và công chúa phải theo di mệnh của Thượng Hoàng Nhân Tông đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn ( nay thuộc Bắc Ninh) có pháp danh là Hương Tràng. Bà mất vào ngày mồng 9 tháng riêng năm Canh Thìn (1340), dân quanh vùng thương tiếc tôn bà làm Thần Mẫu, lập đền thờ dưới chân núi Nộm Sơn. Các triều đại sau này đều phong bà là thần hộ quốc. Vua Gia Long sau này để đền ơn bà báo mộng đã phong cho bà là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần". Câu chuyện về Huyền Trân còn khá nhiều bí ẩn xung quanh cái chết và chuyện tình của bà, cùng với đó là những thần bí về nhiều lần hiển linh giúp nước. Có lẽ vì thế mà bà được xem như mỹ nhân đầu tiên của Đại Việt ta.
                               Đền thờ công chúa Huyền Trân ở Huế

  
 Mỹ nhân cuối cùng trong tứ đại mỹ nhân của Đại Việt là công chúa Ngọc Hân. Nàng là công chúa nhà Hậu Lê và cũng là Bắc Cung hoàng hậu của vua Quang Trung- Nguyễn Huệ. 

Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long . Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia LâmHà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.



Tháng 5 năm 1786, tướng nhà Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh"[2]. Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Do sự mai mối của tướng Bắc Hà vào hàng Tây Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh, Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi.

  Vài ngày sau vua cha Hiển Tông qua đời, thọ 70 tuổi. Lê Ngọc Hân nghĩ anh thân hơn cháu nên ủng hộ anh là Lê Duy Cận lên ngôi, nhưng bị tông tộc nhà Lê phản đối vì muốn lập hoàng thái tôn Lê Duy Kỳ - con của thái tử Duy Vĩ bị chúa Trịnh Sâm giết hại - lên ngôi. Do áp lực của tông tộc, Ngọc Hân phải nghe theo. Lê Duy Kỳ được lập, tức là vua Lê Chiêu Thống.
Ít lâu sau bà theo Nguyễn Huệ về Thuận Hóa.
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế trước khi ra Bắc lần thứ ba để diệt quân Thanh, lấy niên hiệu Quang Trung, phong Ngọc Hân làm Hữu Cung Hoàng hậu.
Năm 1789, sau khi đại thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ lại phong bà làm Bắc Cung Hoàng Hậu. Bà có 2 con với Nguyễn Huệ là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức [4]
Năm 1792, Quang Trung hoàng đế đột ngột băng hà. Bà viết bài Tế vua Quang Trung và Ai Tư Vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số.



Quang Trung mất, Quang Toản là con bà Chính cung hoàng hậu Phạm Thị Liên ( hoặc Bùi Thị Nhạn ) lên thay, tức là Cảnh Thịnh đế.
Theo bài "Danh nhân Lê Ngọc Hân" của Chu Quang Trứ, Lê Ngọc Hân đưa con ra khỏi cung điện Phú Xuân, sống trong chùa Kim Tiền (Dương Xuân ở Huế) cạnh điện Đan Dương để thờ chồng nuôi con. Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Lễ bộ Thượng thư nhà Tây Sơn là Phan Huy Ích đã phụng chỉ soạn năm bài văn tế Ngọc Hân cho vua Cảnh Thịnh, cho các công chúa, cho bà Nguyễn Thị Huyền, cho các tôn thất nhà Lê, và cho họ ngoại ở làng Phù Ninh. Hoàng đế Cảnh Thịnh đích thân đọc trước linh sàng Hoàng thái hậu họ Lê. Bà được truy tặng là Như Ý Trang Thuận Trinh Nhất Vũ Hoàng Hậu. Cả năm bài văn tế trên còn được chép trong sách Dụ Am văn tập.[5]
  Và theo tộc phả họ Nguyễn Đình, đang khi triều Tây Sơn suy thoái, ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23 tháng 12 năm 1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18 tháng 5 năm 1802), công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi.



  Theo "Biệt lục" của tộc phả Nguyễn Đình, năm 1804, bà Nguyễn Thị Huyền [6] vì thương con gái và hai cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, nên đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân đưa về bản dinh (tức dinh Thiết lâm của bà). Ngày 16 tháng 7 năm 1804, bà cho an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là bãi Cây Đại hay bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành, xã Phù Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, huyện Gia LâmHà Nội).
                                         

Nữ diễn viên Hoa Ngữ sớm "đoản mệnh" với điện ảnh

   Trịnh Gia Du là một trong những cái tên sớm nổi rồi sớm tàn của điện ảnh Hoa Ngữ. Năm 1997 cô tham gia bộ phim Tứ thiên kim với vai diễn đáng yêu Lưu Tiểu Tuệ, phim có sự tham gia của Nhạc Linh và Giả Tịnh Văn. Nhưng Trịnh Gia Du chỉ thực sự gây ấn tượng với khán giả bằng vai diễn trong bộ phim truyền hình nhiều tâp " Công chúa Hoài Ngọc". Có lẽ cái bóng của Hoài Ngọc quá lớn nên kể từ đó sự nghiệp của cô dần xuống dốc. Mặc dù vâỵ, vai diễn Thu Hương trong "Tài tử phong lưu Đường Bá Hổ" của cô cũng được đánh giá cao. Song người xem vẫn nhớ đến cô khi nhắc đến bộ phim "Công chúa Hoài Ngọc". Những vai diễn sau này của cô khá nhạt nhòa và không thể làm thay đổi hình ảnh Hoài Ngọc trước đây. Cũng giống như Trương Lợi ( vai Tiết Bảo Thoa), Trần Hiểu Húc ( vai Lâm Đại Ngọc)...họ cũng để lại được những ấn tượng nhất định trong lòng công chúng. Chúng ta cùng nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ của cô công chúa dễ thương này nhé.
Trịnh Gia Du trong vai công chúa Hoài Ngọc
vai diễn Thu Hương trong phim " Tài tử phong lưu Đường Bá Hổ"

Có lẽ là tình yêu!

   Viết những dòng này trong lúc tâm trạng thật ổn định để cho sau này có biến cố nào xảy ra thì sẽ không hối hận cho những ngày ta đã sốn...